Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tổng quan về vàng da bệnh lý: Nguyên nhân, dấu hiệu vàng da bệnh lý

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành vàng da bệnh lý vàng da sinh lý. Tuy không nguy hiểm như vàng da sinh lý nhưng dấu hiệu vàng da bệnh lý cũng có một số di chứng mà các bậc phụ huynh nên chữa trị sớm cho con trẻ.

Vàng da bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và xảy ra do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể của trẻ. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến các mẹ một số chia sẻ cũng như kiến thức về vàng da bệnh lý và các dấu hiệu vàng da bệnh lý mà mẹ nên chú ý để chữa trị sớm cho con trẻ.

Vàng da bệnh lý là gì?

Ở trẻ sơ sinh, các tế bào hồng cầu được tạo mới và phá hủy, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra các hemoglobin và chuyển hóa tạo thành bilirubin, đây là sắc tố màu vàng cam. Sau đó loại chất bilirubin này sẽ được chuyển hóa tại gan và đào thải thông qua phân và nước tiểu. Nhưng trong trường hợp hoạt động gan của con trẻ còn làm việc yếu, vì vậy việc thải bilirubin không hiệu quả sẽ gây ra trạng thái ứ đọng bilirubin trong máu và tạo nên hiện tượng vàng da sơ sinh.

Vàng da bệnh lý là tình trạng vàng da có kèm theo những triệu chứng bất thường như vàng da xuất hiện trước 48 giờ sau khi sinh, vàng toàn thân ở lòng bàn tay và cả lòng bàn chân, vàng da còn kèm theo các triệu chứng bất thường như ngủ li bì, co giật, sốt, phân bạc màu,...

Vàng da là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh Vàng da là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý kéo dài trong bao lâu?

Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 1 tuần ở trẻ đủ tháng và trên 2 tuần đối với trẻ non tháng. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và không xử lý kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng khi trẻ trưởng thành. Một trong số đó là nhiễm độc thần kinh (hay còn gọi là vàng da nhân) sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não suốt đời hoặc một số tổn thương não khác, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Nguyên nhân gây ra vàng da bệnh lý

Dấu hiệu vàng da bệnh lý có thể gây ra do những nguyên nhân sau:

  • Bất đồng giữa nhóm máu mẹ và con.
  • Bệnh lý tán huyết.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Chậm đi phân su.
  • Nhiễm trùng bào thai.
  • Bệnh lý gan mật.
Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da là gì?

Triệu chứng và dấu hiệu vàng da bệnh lý

Các triệu chứng và dấu hiệu vàng da bệnh lý như sau:

  • Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm trước từ 24 đến 36 giờ tuổi.
  • Mức độ vàng da từ vừa đến rõ và sau đó là toàn thân.
  • Tốc độ vàng trên da tăng nhanh.
  • Vàng da thường kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và trên 2 tuần ở trẻ non tháng.
  • Dấu hiệu vàng da thường kèm theo một vài dấu hiệu bất thường khác như: Nôn, bú kém, ngưng thở, bụng chướng, nhịp tim nhanh chậm bất thường, hạ thân nhiệt, sụt cân nhanh, ban xuất huyết, da tái xanh, các dấu hiệu thần kinh (co giật, hôn mê, ngủ li bì,...)
  • Có thể kèm theo các dấu hiệu vàng da bệnh lý khác về gan to, lách to,...
Bệnh vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh Bệnh vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Đối tượng nguy cơ bệnh vàng da bệnh lý

4 nhóm đối tượng dễ mắc nguy cơ dấu hiệu vàng da bệnh lý:

  • Sinh non: Trẻ sinh trước 37 tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao do gan không hình thành bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng.
  • Bị bầm tím to khi sinh.
  • Trẻ có mẹ mang nhóm máu Rh âm hoặc nhóm O.
  • Trẻ bú ít.

Biện pháp chẩn đoán vàng da bệnh lý

  • Khám lâm sàng: Vàng mắt, vàng da,...
  • Xét nghiệm: Đo nồng độ bilirubin trong máu của trẻ, các cách xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân (xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nhóm máu của mẹ và bé, tiến hành siêu âm bụng, thử nghiệm cooms,...)

Phòng ngừa bệnh vàng da bệnh lý

  • Cần chăm sóc sức khỏe của thai nhi, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó, các mẹ có thể tránh được tình trạng sinh non, sinh nhẹ cân, nhiễm trùng, quá cân.
  • Cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh, bú đủ sữa mẹ hoặc công thức sữa nếu mẹ mắc phải các tình trạng bệnh lý và không thể cho con bú. Nên giữ ấm để giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm.
  • Khi sắp đến thời gian sinh, các mẹ nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.
  • Phòng của trẻ phải có đủ ánh sáng để dễ dàng theo dõi màu sắc của da. Trong trường hợp khó nhận biết nên ấn nhẹ ngón cái lên da của trẻ trong vài giây sau đó buông ra, nếu thấy nơi đó bị vàng thì trẻ đang mắc chứng bệnh vàng da. Nếu trẻ có biểu hiện đáng nghi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trung tâm điều trị gần nhất để kịp thời chữa trị.

Hy vọng từ bài viết chia sẻ vàng da bệnh lý, nguyên nhân cũng như dấu hiệu vàng da bệnh lý trên đây đã giúp các mẹ có thêm kiến thức và thông tin để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin