Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vàng da sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo một số thống kê, hiện tượng vàng da sơ sinh chiếm tới 60% mỗi năm. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh vàng da sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu vì vậy dễ mắc một số bệnh lý vốn có từ trong bụng mẹ. Vàng da sơ sinh là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các dấu hiệu vàng da bệnh lý cũng đa dạng, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này trong bài viết sau!
Bệnh vàng da sơ sinh là hiện tượng da hoặc kết mạc ở mắt trẻ có màu vàng. Bệnh lý càng nặng thì màu vàng trên da hay kết mạc sẽ có màu càng đậm. Theo các nghiên cứu xác định nguyên nhân chủ yếu do tăng Bilirubin gián tiếp - đây là một phần của hồng cầu bị vỡ. Bệnh xảy ra ở 20% - 40% trẻ sinh đủ tháng và 60% trẻ sinh non tháng.
Bilirubin được biết đến là một trong các sản phẩm thoái hóa của hồng cầu. Thông thường, bilirubin được hình thành sẽ bị gan giữ lại trong túi mật; tuy nhiên nếu số lượng bilirubin quá nhiều khiến túi mật không thể chứa nổi thì sẽ khiến cho gan không thực hiện được các chức năng đào thải bilirubin; từ đó dẫn tới việc tăng nồng độ bilirubin trong máu tạo nên chứng vàng da.
Trong thời kỳ mang thai, gan của mẹ sẽ giúp thai nhi loại bỏ bilirubin ra ngoài. Tuy nhiên, sau khi sinh phải mất một thời gian ngăn gan của em bé mới bắt đầu làm việc, dẫn đến tình trạng bilirubin bị tích tụ trong máu gây nên tình trạng vàng da sơ sinh.
Ngoài ra, việc trẻ sinh không đủ tháng khiến gan yếu hơn trẻ sinh đủ tháng cũng là nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh, hậu quả là trẻ sẽ bị vàng da thời gian dài hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
Những đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khiến lượng dịch không đủ trong cơ thể cũng là nguyên nhân làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên, dẫn đến khả năng trẻ bị vàng da rất cao.
Một số nguyên nhân khác gây vàng da trẻ sơ sinh:
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị vàng da sơ sinh.
Dấu hiệu lâm sang của những trẻ bị vàng da sơ sinh còn phụ thuộc vào lượng bilirubin đang tồn tại trong máu. Thông thường có thể có màu vàng nhạt hoặc vàng tươi nếu lượng bilirubin trong máu càng nhiều thì có thể chuyển sang màu vàng sậm như màu nâu đất.
Màu vàng sẽ xuất hiện đầu tiên trên mặt em bé, sau đó từ từ di chuyển xuống cổ và ngực. Nếu trong trường hợp nặng hơn màu vàng này có thể lan đến tận ngón tay, ngón chân.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác có thể xuất hiện nhưng không phổ biến như:
Dấu hiệu cận lâm sàng thường không thể phát hiện bằng mắt. Trẻ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sinh hóa, thấy nồng độ bilirubin tồn tại trong máu và nước tiểu cao hơn 17 µmol/l.
Ở một số nguyên nhân vàng da do bệnh lý bẩm sinh của gan hoặc đường mật. Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua hình ảnh.
Ở trẻ sơ sinh tuy tình trạng vàng da không hiếm gặp nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì có thể nói vàng da là một hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ non tháng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn thời gian sinh lý bình thường và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như trẻ không ăn sữa, khóc the thé hoặc các triệu chứng cho thấy nhiễm độc thần kinh do bilirubin xâm nhập vào não; thì phụ huynh cần cho trẻ nhập viện theo dõi và thăm khám ý kiến của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bệnh lý vàng da sơ sinh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên cơ thể trẻ. Khi bệnh lý này biến chứng trở thành bệnh não bilirubin cấp tính trẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh như bại não, chậm nói, chậm hiểu và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan khi trẻ bị vàng da sơ sinh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trước khi trở thành một người mẹ, người bố tốt.
Vàng da sơ sinhcó thể biến chứng trở thành bệnh lý nghiêm trọng mà bất kỳ phụ huynh nào cũng không nên chủ quan. Hy vọng qua bài viết trên bài sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Xem thêm cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh để biết cách điều trị trong trường hợp bé nhà bạn đang mắc phải bệnh này.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...