Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kỹ năng sinh tồn không chỉ dành cho người lớn hay những nhà thám hiểm, mà còn cực kỳ quan trọng đối với trẻ em. Việc trang bị các kỹ năng sinh tồn cho trẻ giúp trẻ tự tin và an toàn hơn trong mọi tình huống.
Thế giới quanh ta luôn đầy rẫy những điều bất ngờ mà không ai có thể dự đoán trước. Vì vậy, kỹ năng sinh tồn trở thành một "hành trang" vô cùng quan trọng cho mỗi người. Đặc biệt, trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non thường chưa nhận thức nhanh chóng về các mối nguy hiểm.
Do đó, việc giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh cần làm để giúp con phát triển an toàn và lành mạnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu 12 kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ mầm non trong bài viết dưới đây.
Dưới đây là tổng hợp những kỹ năng sinh tồn quan trọng và cơ bản nhất mà trẻ em cần có để dễ dàng thích nghi với cuộc sống:
Bơi lội là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Khi gặp tình huống đuối nước, người không biết bơi dễ hoảng loạn và vùng vẫy, làm tình huống trở nên nguy hiểm hơn. Việc dạy trẻ bơi không chỉ giúp cứu nguy trong trường hợp khẩn cấp mà còn là môn thể thao tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phát triển chiều cao, nâng cao thể lực, ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Cha mẹ có thể dạy trẻ cách xem bản đồ khi trẻ đã nhận biết được màu sắc và chữ cái cơ bản. Bắt đầu từ việc chỉ cho trẻ các phương hướng đơn giản và các địa điểm quen thuộc trên đường về nhà.
Biết cách xem bản đồ giúp trẻ bình tĩnh trong trường hợp đi lạc, có thể tìm đường về hoặc nhờ người giúp đỡ. Kỹ năng này còn rất cần thiết trong thời đại hiện nay, giúp trẻ tự tin và nhanh chóng thích nghi khi đến những nơi mới.
Không ai muốn con mình bị lạc, nhưng dù có cẩn thận đến đâu, những tình huống ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng cần thiết.
Phụ huynh nên dạy trẻ học thuộc số điện thoại của người thân. Hướng dẫn con giữ bình tĩnh khi lạc vào một nơi lạ và không có người quen bên cạnh, sau đó đứng yên tại chỗ để tránh di chuyển quá xa. Tiếp theo, phụ huynh cần dạy trẻ cách tìm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy xung quanh, như chú công an, chú bảo vệ,…
Trẻ em bị rối loạn hoảng sợ và mất bình tĩnh trong các tình huống khẩn cấp nếu không được hướng dẫn từ trước. Tuy nhiên, khi đã có kiến thức và kỹ năng, trẻ sẽ biết cách xử lý vấn đề hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng khả năng ứng cứu kịp thời từ bên ngoài và đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ: Dạy trẻ cách thoát hiểm khi có cháy, cách gọi cảnh sát, hoặc tự sơ cứu vết thương.
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và thích chạy nhảy, dễ dẫn đến bị thương. Thay vì lo lắng và hạn chế trẻ vui chơi, cha mẹ nên dạy trẻ cách tự sơ cứu vết thương. Kỹ năng này giúp trẻ tự lập và mạnh mẽ hơn, đồng thời hỗ trợ cả trẻ và người xung quanh trong tương lai. Các bước dạy trẻ sơ cứu bao gồm:
Kỹ năng tự vệ giúp trẻ phản kháng và bảo vệ bản thân trong tình huống nguy cấp. Cha mẹ có thể chỉ cho trẻ những hành động đơn giản như: Hét to, vùng vẫy để thu hút sự chú ý của người xung quanh. Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm võ thuật hoặc học kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách bài bản.
Trong trường hợp khẩn cấp cần giữ ấm cơ thể, kỹ năng đốt và dập lửa là rất quan trọng. Trẻ cần được dạy khi nào nên sử dụng lửa và khi nào không để tránh nguy hiểm.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách thu gom củi, xếp củi và sử dụng diêm hoặc bật lửa để đốt. Cũng quan trọng không kém là dạy trẻ cách dập lửa trước khi rời đi, có thể dùng xô nước hoặc lá cây tươi và đảm bảo rằng lửa đã được dập tắt hoàn toàn.
Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc dã ngoại, trẻ có thể gặp các loài động vật hoang dã. Hiểu biết về hành vi của các loài này là rất quan trọng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tránh xa các loài nguy hiểm như rắn, lợn rừng và không nên xua đuổi hay chọc giận chúng.
Từ 5 tuổi, trẻ có thể học nấu các món đơn giản như luộc, hấp. Kỹ năng này rất hữu ích trong trường hợp bất ngờ như đi lạc hoặc khi cha mẹ vắng nhà. Vì nấu nướng liên quan đến dụng cụ sắc nhọn và lửa, cha mẹ cần hướng dẫn chi tiết và cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Trẻ nên học cách chọn quần áo phù hợp cho các sự kiện và điều kiện thời tiết khác nhau. Biết cách chuẩn bị trang phục và các vật dụng cần thiết, đặc biệt là trong thời tiết lạnh, sẽ giúp trẻ tự tin và an toàn hơn khi sinh hoạt.
Tinh thần và tâm lý là yếu tố quan trọng cần chuẩn bị trước trong các tình huống khẩn cấp. Khi giữ được bình tĩnh và lạc quan, trẻ mới có thể nhớ lại các bài học và biết cách hành động tiếp theo. Cha mẹ có thể hướng dẫn con hít thở sâu hoặc các cách khác nhau để ổn định nhịp thở, ngăn chặn tình trạng nhịp tim tăng nhanh, sau đó thử nhắm mắt và nhớ lại những gì đã được dạy để ứng phó với tình huống hiện tại.
Kỹ năng kêu cứu và tìm sự trợ giúp có thể giúp bé thoát khỏi nguy hiểm. Người lớn nên trang bị cho trẻ khả năng cảnh giác với người lạ. Nếu gặp phải người lạ tiếp cận, bé cần hét to kêu cứu hoặc chạy đến nơi đông người và tìm sự giúp đỡ từ người đáng tin cậy.
Dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ không chỉ đảm bảo an toàn trong tình huống khẩn cấp mà còn giúp bé phát triển toàn diện và lành mạnh. Rèn luyện các kỹ năng này từ sớm sẽ giúp hình thành thói quen và tính cách vững vàng cho trẻ trong tương lai. Hy vọng qua bài viết của Nhà Thuốc Long Châu, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về 12 kỹ năng sinh tồn quan trọng cho trẻ mầm non.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.