Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị rối loạn hoảng sợ

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mọi người trải qua cảm giác lo lắng và hoảng sợ trong những tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm, nhưng những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường trải qua những cơn hoảng sợ không căn cứ và không dự đoán được. Vậy dấu hiệu nhận biết bạn đang bị rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu, được đặc trưng bởi sự xuất hiện không lý do của các cơn hoảng sợ đột ngột và tăng cường sự lo lắng. Mặc dù các cơn hoảng sợ không đe dọa đến tính mạng nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày.

Nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ

Một số nguyên nhân gây ra chứng rối loạn hoảng sợ như:

  • Trải qua sự kiện đau thương hoặc căng thẳng, ví dụ như mất người thân.
  • Gia đình có thành viên mắc chứng rối loạn hoảng sợ.
  • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Triệu chứng của chứng rối loạn hoảng sợ

Các cơn hoảng sợ thường bắt đầu đột ngột mà không báo trước. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả khi bạn đang lái xe hoặc ở trung tâm thương mại, đang ngủ say hay đang trong các cuộc họp. Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ thường có thể kéo dài đến vài phút, bao gồm:

Hầu hết các cơn hoảng sợ kéo dài từ 5 đến 20 phút. Một số trường hợp có thể kéo dài đến một giờ.

dau-hieu-nhan-biet-ban-dang-bi-roi-loan-hoang-so-1
Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ cảm thấy căng thẳng thời gian dài

Tần suất của các lần hoảng sợ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Một số người có thể trải qua một hoặc hai lần hoảng sợ mỗi tháng, trong khi những người khác có thể gặp vài lần mỗi tuần.

Mặc dù các cơn hoảng sợ có thể gây cảm giác sợ hãi, nhưng chúng không đe dọa tính mạng. Mỗi cơn hoảng sợ không gây ra tổn thương về thể chất và thường không phải nhập viện.

Bạn cũng cần lưu ý rằng hầu hết các triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện trong các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, một người có thể bị nhịp tim đập nhanh khi bị hạ huyết áp.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ 

Nếu bạn trải qua các triệu chứng của hoảng sợ ở trên, khám bác sĩ sớm là quan trọng. Những lần bị hoảng sợ mặc dù gây khó chịu nhưng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, việc kiểm soát các cơn hoảng sợ có thể gây khó khăn trong quá trình sống nếu không được điều trị và có thể trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng của cơn hoảng sợ có thể giống với những biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh tim. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình.

dau-hieu-nhan-biet-ban-dang-bi-roi-loan-hoang-so-2
Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ bị căng thẳng trong thời gian dài và giải tỏa bằng bia rượu

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết về triệu chứng, tần suất và thời gian xuất hiện của chúng. Họ cũng có thể tiến hành các kiểm tra thể chất để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra triệu chứng của bạn. Đôi khi, việc chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cá nhân có thể khá khó khăn, nhưng bạn không nên che giấu vì sẽ làm chẩn đoán của bác sĩ không chính xác.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn hoảng sợ

Các cơn hoảng sợ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng bạn gặp phải. Sau đây là một số phương pháp điều trị nhằm giảm số lần mắc các cơn hoảng sợ và giảm bớt các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ.

dau-hieu-nhan-biet-ban-dang-bi-roi-loan-hoang-so-3
Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ cảm thấy choáng váng và căng thẳng

Liệu pháp trò chuyện

Bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về cách phòng tránh và chữa khi bạn hoảng sợ. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dạy bạn các thay đổi hành vi để giúp bạn giữ bình tĩnh trong các tình huống có thể gây hoảng sợ.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp bạn chống lại chứng rối loạn hoảng sợ nếu cần thiết, một số loại thuốc như:

Lưu ý rằng các thuốc chống trầm cảm có thể mất tới 4 tuần để phát huy tác dụng và mất tối đa 8 tuần để phát huy tác dụng hoàn toàn. Tùy vào cơ địa mà thuốc sẽ có tác dụng sớm, tuy nhiên bạn chỉ được ngừng dùng thuốc khi bác sĩ cho phép.

Một số phương pháp khác

Nếu bạn cảm thấy cơn hoảng sợ sắp xuất hiện thì hãy:

  • Thở chậm và sâu.
  • Nhắc nhở bản thân cơn hoảng sợ sẽ sớm qua.
  • Nghĩ đến những hình ảnh tích cực và yên bình.
  • Nhắc bản thân cơn hoảng sợ sẽ không đe doạ đến tính mạng.

Bạn có thể ngăn các cơn hoảng sợ bằng cách:

  • Đọc các cuốn sách về chứng lo âu và cách phòng tránh.
  • Tập các hoạt động như yoga và pilates để thư giãn và bình tâm.
  • Tập các bài tập thở khi bị căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh các đồ ăn và đồ uống có đường, cà phê và rượu, đồng thời không hút thuốc để tránh các cơn hoảng sợ trở nên tồi tệ hơn.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết rối loạn hoảng sợ. Nếu nhận thấy tâm lý đang trải qua những dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được chia sẻ và hỗ trợ giảm nhẹ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm