Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trà senna có tác dụng chính là giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón nhưng nhiều người có thể vẫn chưa biết đến thức uống này. Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng của loại trà này nhé.
Trà senna thường được mô tả có hương vị nhẹ, ngọt và hơi đắng, đặc biệt là nó không có mùi thơm đặc biệt như nhiều loại trà thảo mộc khác. Tuy nhiên, để hấp dẫn thực khách, hiện nay nhiều loại trà thương mại đã có sự kết hợp senna với một số loại thảo mộc khác nên hương thơm và hương vị cuối cùng của trà cũng đã có nhiều sự thay đổi.
Senna là một loại thuốc thảo dược được chế biến từ các bộ phận lá, hoa và trái của một nhóm lớn các loài thực vật có hoa thuộc họ đậu. Từ lâu, trong y học thảo dược truyền thống, các chất chiết xuất và trà làm từ cây senna đã được dùng như một loại thuốc nhuận tràng và chất kích thích.
Trà senna bắt nguồn từ Ai Cập, tuy nhiên hiện nay đã được trồng trên toàn thế giới. Phần lớn những sản phẩm trà senna thương mại nguồn gốc từ Cassia acutifolia hoặc Cassia angustifolia được gọi là senna Alexandrian và Ấn Độ.
Senna thông thường được bán dưới dạng trà hoặc thuốc bổ sung chống táo bón không kê đơn. Trong một số trường hợp, loại thảo dược này cũng được sử dụng trong thuốc giảm cân và đồ uống.
Trà senna được ứng dụng phổ biến nhất là khả năng giúp kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.
Trong lá senna chứa các hợp chất hoạt động chính được gọi là Senna glycoside, (hoặc sennosides). Tuy không được hấp thụ trong đường tiêu hóa nhưng chất sennosides có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột của chúng ta. Quá trình phân hủy này gây kích ứng nhẹ các tế bào trong ruột kết, kéo theo tác dụng kích thích chuyển động của ruột, từ đó tạo nên tác dụng nhuận tràng.
Trong nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn phổ biến, điển hình như Ex-Lax và Nature’s Remedy, senna là thành phần tích cực. Sau khi sử dụng sẽ mang lại tác dụng kích thích nhu động ruột trong vòng 6 - 12 giờ.
Bên cạnh đó, có một số người còn dùng trà senna để cải thiện triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, công dụng này của trà senna vẫn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng thêm.
Senna là thành phần ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều loại trà thảo mộc lẫn các chất bổ sung có công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như thúc đẩy giảm cân. Trên thị trường, các sản phẩm này thường được gọi là “trà gầy” hay “teatox”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hay ủng hộ việc uống trà senna cho bất kỳ mục đích giúp giải độc, làm sạch hoặc giảm cân.
Trên thực tế, lạm dụng uống trà senna để giảm cân có thể là rất nguy hiểm. Senna không nên được dùng thường xuyên hoặc dùng trong thời gian dài, vì loại thảo dược này dùng quá mức cho phép có thể làm thay đổi chức năng bình thường của mô ruột, khiến bạn bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Chưa kể, theo kết quả của một nghiên cứu gần đây được tiến hành trên 10.000 phụ nữ cho thấy, những người sử dụng thuốc nhuận tràng cho mục đích giảm cân sẽ có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn ăn uống cao gấp 6 lần so với người không sử dụng.
Trà senna được đánh giá là an toàn cho hầu hết người lớn và trẻ em trên 12 tuổi khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, không loại trừ những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng trên một số người. Các tác dụng phụ không mong muốn khi uống trà senna thường gặp nhất là triệu chứng co thắt dạ dày, cảm giác buồn nôn và tiêu chảy. Mặc dù vậy bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì các triệu chứng này thường xảy ra ở mức độ nhẹ và có xu hướng giải quyết tương đối nhanh chóng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ gặp phản ứng dị ứng khi uống trà senna. Nếu tiền sử bạn đã từng có phản ứng với một sản phẩm có chứa senna thì tốt nhất là nên tránh dùng trà senna.
Chỉ nên sử dụng senna với mục đích là biện pháp chữa táo bón ngắn hạn và không nên sử dụng quá bảy ngày liên tục (trừ khi có chỉ dẫn khác của chuyên gia chăm sóc sức khỏe). Việc dùng trà senna lâu dài sẽ dễ khiến bạn bị lệ thuộc thuốc nhuận tràng, đồng thời có thể gây rối loạn điện giải và tổn thương gan.
Ngoài ra, thành phần trong senna có thể tương tác tiêu cực với một số loại thuốc, điển hình như chất làm loãng máu, thuốc lợi tiểu, steroid, rễ cây cam thảo, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim,...
Đặc biệt, trường hợp người mắc phải bệnh tim, bệnh viêm ruột (IBD), bệnh gan, tốt nhất là phải tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của mình nếu có ý định dùng bất kỳ sản phẩm senna nào, để việc sử dụng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý hiện có. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không dùng sản phẩm chứa senna, bao gồm cả trà senna
Thông thường, liều lượng của một chất bổ sung dựa trên senna là khoảng từ 15 - 30mg/ngày và tối đa trong thời gian không quá 7 ngày.
Tuy nhiên, riêng về trà senna thì liều lượng rõ ràng chưa có khuyến nghị. Khá khó khăn để xác định liều lượng senna chính xác vì nồng độ của chất sennoside có sự thay đổi đáng kể, phụ thuộc vào thời gian bạn ngâm trà. Mặt khác, nhiều loại trà senna thương mại, nhất là những loại có chứa hỗn hợp các loại thảo mộc lại không có nêu chính xác lượng lá senna đã được sử dụng.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất, an toàn nhất nhất là bạn nên làm theo hướng dẫn trên gói trà để chuẩn bị và sử dụng. Tuyệt đối không uống nhiều hơn chỉ dẫn trên nhãn của nhà sản xuất.
Nếu đang chuẩn bị trà senna từ đầu, bạn hãy ngâm 1 - 2 gam lá senna khô trong nước nóng, chờ khoảng trong 10 phút rồi hãy thưởng thức. Lưu ý là không nên uống nhiều hơn hai khẩu phần trà một ngày. Khi uống, bạn có thể thêm vào một chút chất làm ngọt như mật ong hoặc cỏ ngọt để tăng hương vị, dễ uống hơn.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến senna cũng như những lưu ý khi sử dụng trà senna mà có thể nhiều người còn chưa biết. Ứng dụng phổ biến nhất của senna là giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón. Việc sử dụng trà cho mục đích này cần theo đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng cũng như tiêu thụ thiếu kiểm soát cho mục đích giảm cân sẽ gây ra những tác dụng phụ tiêu cực cho sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.