Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Co thắt dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Co thắt dạ dày là một hiện tượng phổ biến thường gặp. Co thắt dạ dày không phải là bệnh lý mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý dạ dày khác nhau. Ngoài ra, tình trạng này xảy ra do một vài vấn đề liên quan tới yếu tố sinh lý và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt dạ dày và điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Co thắt dạ dày là gì?

Dạ dày hay bao tử được cấu tạo bởi các lớp cơ trơn. Những lớp cơ trơn này giúp dạ dày co bóp và nhào trộn thức ăn. Co thắt dạ dày còn được gọi là chuột rút dạ dày là hiện tượng dạ dày liên tục co thắt ngay cả khi không tiêu hóa thức ăn làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn. Tình trạng này nếu không kịp thời can thiệp sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới tiêu hóa cũng như sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của co thắt dạ dày

Những dấu hiệu của co thắt dạ dày không rõ ràng, có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý đường ruột khác. Vì vậy, để phát hiện sớm, người bệnh cần để ý những triệu chứng co thắt dạ dày sau đây:

  • Cảm giác chướng bụng, ợ hơi.

  • Xuất hiện cơn đau nhói đột ngột kéo dài từ vài phút tới vài giờ.

  • Buồn nôn, nôn.

  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, giờ giấc đại tiện bị xáo trộn.

  • Phân có màu và mùi bất thường.

  • Cảm giác lạnh bụng và sốt.

  • Cảm thấy mệt mỏi, khó thở, mạch đập nhanh và chóng mặt.

  • Phụ nữ sẽ có tình trạng ra nhiều máu kinh, dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường.

Biến chứng có thể gặp khi bị co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày là triệu chứng thường gặp của hệ tiêu hóa. Triệu chứng này có thể tự biến mất sau một thời gian người bệnh nghỉ ngơi.

Thông thường, những bệnh về dạ dày bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, co thắt dạ dày nếu không kịp thời can thiệp sẽ gây ra nhiều biến chứng như đau dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, rối loạn túi mật, đau ruột thừa, viêm túi mật, thủng dạ dày,…

Ngoài ra, tình trạng này có thể gây vỡ tĩnh mạch chủ, vỡ tá tràng, vỡ túi phình khiến cho người bệnh nôn ra máu ồ ạt, suy tim cấp, thậm chí là tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến co thắt dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới co thắt dạ dày:

  • Làm việc quá sức: Các cơ tại bụng sẽ bị co thắt khi làm việc quá sức, nhất là những người hoạt động nặng thường xuyên.

  • Mất nước: Tiêu chảy, nôn hay đổ mồ hôi có thể dẫn tới tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất nước dẫn tới mất các chất điện giải như canxi, natri, magie gây co thắt các cơ trong cơ thể bao gồm dạ dày.

  • Lo lắng, stress: Theo nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng thì khả năng bị co thắt dạ dày cao hơn so với bình thường. Các nhà khoa học lý giải rằng, khi bị stress thì acid dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, những acid dư này tác động lên niêm mạc dạ dày, gây ra những cơn co thắt.

  • Ngộ độc thực phẩm: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra co thắt dạ dày. Khi dùng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng tới mạch máu làm cho các cơn co thắt xuất hiện. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm: Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc ngực, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đầu óc quay cuồng, chóng mặt, người mệt mỏi, rã rời.

  • Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi: Sẽ làm cho các cơ trong dạ dày, ruột cố gắng để đẩy hơi ra dẫn tới co thắt dạ dày. Những biểu hiện cho thấy người bệnh đang bị đầy hơi là: Khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, bụng căng ấm ách, trung tiện và ợ nhiều.

  • Bị một số bệnh: Viêm loét đại tràng, Crohn cũng dẫn đến tình trạng co thắt dạ dày. Những dấu hiệu khác để nhận biết: Tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân,…

  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là rối loạn hay gặp, ảnh hưởng tới ruột già. Hội chứng ruột kích thích thường gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày thắt từng cơn, đầy hơi.

  • Táo bón: Khi bị táo bón, các cơ phải giãn ra để phù hợp với gia tăng áp lực, vì vậy ruột già có thể bị co thắt.

  • Viêm dạ dày và viêm dạ dày – ruột non: Cũng có thể dẫn tới co thắt dạ dày với những dấu hiệu: Tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn,…

  • Tắc ruột: Khiến cho ruột căng đầy dịch và khí, gây ra ruột bị giãn và đau. Nguyên nhân dẫn tới tắc ruột: Viêm, nhiễm trùng, vừa mới phẫu thuật hay lối sống ít vận động. Những triệu chứng của tắc ruột là chướng bụng, các cơn co thắt, đau,...

  • Co thắt dạ dày trong thai kỳ: Người bệnh cũng có thể gặp những cơn co thắt dạ dày trong thai kỳ. Đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) co thắt dạ dày?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị co thắt dạ dày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) co thắt dạ dày

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị co thắt dạ dày:

  • Hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn thức ăn quá cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

  • Uống ít nước gây mất cân bằng điện giải.

  • Bị một số bệnh: Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

  • Phụ nữ có thai.

  • Căng thẳng, stress, lo âu.

  • Bị ngộ độc thực phẩm.

  • Bị một số tình trạng: Táo bón, tiêu chảy, tắc ruột.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) co thắt dạ dày?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị co thắt dạ dày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) co thắt dạ dày

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị co thắt dạ dày:

  • Hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn thức ăn quá cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.

  • Uống ít nước gây mất cân bằng điện giải.

  • Bị một số bệnh: Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

  • Phụ nữ có thai.

  • Căng thẳng, stress, lo âu.

  • Bị ngộ độc thực phẩm.

  • Bị một số tình trạng: Táo bón, tiêu chảy, tắc ruột.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt dạ dày

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Uống đầy đủ nước.

Ăn một chế độ ăn dinh dưỡng và lành mạnh.

Hạn chế những thức ăn cay nóng, các thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Phương pháp phòng ngừa co thắt dạ dày hiệu quả

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa co thắt dạ dày, cụ thể:

Tiêm vaccine phòng viêm gan đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tập thể dục đầy đủ và đúng cách để nâng cao sức khỏe.

Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Uống đầy đủ nước.

Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi có khoa học và lành mạnh.

Luôn để cho tinh thần thoải mái, lạc quan.

>>> Tham khảo một số thuốc chống co thắt cơ tiêu hóa phổ biến tại Long Châu:

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/stomach-spasms

  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321096

  3. https://www.healthyandnaturalworld.com/stomach-spasms/ 

Các bệnh liên quan

  1. Co thắt thực quản

  2. Bệnh lao ruột

  3. Phình đại tràng bẩm sinh

  4. Loét tiêu hóa

  5. Viêm ruột

  6. Chứng khó nuốt

  7. Teo đường mật bấm sinh

  8. Viêm gan

  9. Polyp dạ dày

  10. Rối loạn ăn uống