Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thường thì đổ vỡ về công việc, mối quan hệ tình cảm hay các sự kiện đau buồn thường được xem là nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, có một nghịch lý là một số người lại trải qua các biểu hiện của bệnh trầm cảm sau hôn nhân. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và làm thế nào để khắc phục?
Tình trạng trầm cảm sau hôn nhân đang trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nếu không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân, đưa nó vào nguy cơ bị tan vỡ.
Trầm cảm là trạng thái tinh thần mà người bệnh trải qua sự chán nản, buồn rầu và luôn mang theo suy nghĩ tiêu cực. Đây có thể là dấu hiệu của một trạng thái bệnh lý tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cách người bệnh nhìn nhận về bản thân và cuộc sống. Trầm cảm thường đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, khó ngủ, cảm giác vô dụng, suy giảm khả năng tập trung và suy nghĩ…
Trong trường hợp trầm cảm sau hôn nhân kéo dài, nó có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng. Bệnh lý này có thể tạo ra thái độ cáu kỉnh, khó chịu và giảm sự quan tâm chia sẻ, gây khó khăn cho mối quan hệ hôn nhân chúng ta.
Chuyển từ cuộc sống độc thân sang cuộc sống hôn nhân có thể mang đến nhiều thay đổi đáng kể trong trạng thái tâm lý và tình cảm của một người. Trong cuộc sống độc thân, người ta thường trải qua sự tự do và tự chủ cao, có thể thực hiện những điều mình mong muốn mà không gặp bất kỳ ràng buộc nào. Tuy nhiên, khi bước vào cuộc sống hôn nhân mà không có sự chuẩn bị tinh thần, có thể xuất hiện những thách thức và sự thay đổi đột ngột, đặt ra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Cuộc sống độc thân mang đến cho chúng ta sự tự do, có khả năng tự quyết định và không phải chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc nào. Tuy nhiên, khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta có thể cảm nhận sự thay đổi đáng kể, không còn được trải nghiệm tự do như trước.
Bên cạnh đó, những bất đồng trong đời sống vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, chăm sóc con cái... khiến các cặp vợ chồng rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng áp lực. Để tình trạng này kéo dài mà không có phương án giải quyết là một nguyên nhân phổ biến gây ra trạng thái trầm cảm sau hôn nhân.
Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng như một bức tranh màu hồng mà nó có thể tràn đầy sự lo âu và căng thẳng có thể đưa người ta vào tình trạng trầm cảm một cách không lường trước. Theo các nghiên cứu, phụ nữ đối mặt với những tình huống khó khăn trong hôn nhân như sự chấm dứt, ly thân hay sự thiếu chung thủy từ phía đối tác có thể tăng cường nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Khi chưa quen với trạng thái chung sống sau hôn nhân, nhiều người chọn cách cô lập mình khỏi những thành viên trong gia đình. Đây cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Đồng thời, trạng thái trầm cảm cũng tạo cảm giác cô lập và tách biệt cho những người chịu ảnh hưởng. Họ có thể có xu hướng rút lui khỏi các hoạt động xã hội, không mong muốn tham gia vào các sự kiện gia đình hoặc xã hội và thậm chí tránh giao tiếp với đối tác. Đây như một vòng lẩn quẩn khiến bệnh thêm nặng hơn.
Trạng thái trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và khả năng kiếm sống của người chịu tác động. Việc mất việc làm hoặc sự kém tập trung trong công việc có thể dẫn đến căng thẳng và xung đột với đối tác về vấn đề tài chính, tạo rạn nứt mối quan hệ trong tương lai.
Biểu hiện của trầm cảm sau hôn nhân thường tương đồng với những biểu hiện của trầm cảm thông thường bao gồm cảm giác buồn rầu, mệt mỏi, sự chán chường, mất hứng thú với mọi hoạt động, sự thay đổi trong khẩu phần và giấc ngủ, cũng như giảm ham muốn tình dục. Trong trường hợp nặng hơn, người bị trầm cảm sau hôn nhân có thể tự cô lập bản thân và thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Các áp lực tâm lý và xung đột trong mối quan hệ hôn nhân, nếu không được giải quyết kịp thời, có thể lâu dần gây ra ức chế, xung đột và thậm chí dẫn đến các tình huống như ly thân, ly dị hoặc bạo hành gia đình. Việc phải chịu đựng quá nhiều tổn thương và đau khổ, cộng với việc giữ bí mật về một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thường là nguyên nhân của tình trạng trầm cảm sau hôn nhân.
Nếu bạn nhận thấy bản thân, người thân hoặc bạn bè có những dấu hiệu của trầm cảm sau hôn nhân nên đưa họ đến thăm bác sĩ trị liệu tâm lý để nhận được tư vấn và điều trị kịp thời. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe từ gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh có cơ hội cải thiện tình trạng sức khỏe tâm lý của họ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.