Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trám răng bằng Amalgam là vật liệu phổ biến và được sử dụng từ rất lâu trước đây. Đến nay, khoa học hiện đại và phát triển hơn cho thấy Amalgam có thể gây độc với sức khỏe con người do chứa thủy ngân. Vậy thực hư thế nào về việc trám răng Amalgam có độc không?
Trám răng Amalgam có độc không là câu hỏi của nhiều người khi tìm hiểu về vật liệu Amalgam. Để giải đáp cặn kẽ hơn về thắc mắc trên cũng như biết thêm một số thông tin về Amalgam, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Trước khi đi sâu tìm hiểu trám răng bằng Amalgam có độc không, bạn cần hiểu trám răng bằng Amalgam là gì. Kĩ thuật trám răng hay hàn răng là kĩ thuật nha khoa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được thực hiện bằng nhiều vật liệu, trong đó có Amalgam. Đặc điểm của vật liệu Amalgam dùng trong trám răng là:
Amalgam là một trong những lựa chọn trám răng, hàn răng được nhiều người ưa chuộng bởi chi phí thấp và độ bền cao. Phương pháp này cũng đã được sử dụng đến nay 150 năm, là vật liệu đã trám răng cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên trám răng bằng Amalgam có độc không? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Trước khi được khuyến cáo vì độc tố thủy ngân, vật liệu trám răng Amalgam rất được ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm như:
Phục hình hiệu quả cho răng: Các khuyết điểm trên răng như lỗ sâu răng, mẻ răng, thưa răng,… đều có thể tiến hành trám răng bằng Amalgam để phục hình cho răng. Nhờ đặc tính dẻo nên Amalgam dễ dàng lấp đầy vào các khiếm khuyết trên răng, từ đó mang lại hiệu quả phục hình tốt, có tính chính xác cao, thuận tiện trong hoạt động vệ sinh răng miệng, ăn uống hàng ngày.
Đảm bảo chức năng của răng: Nhiều người lo lắng khi trám răng Amalgam có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nhai nghiền thức ăn, tuy nhiên vật liệu này lại có hiệu quả tương đối với việc bảo toàn chức năng răng bởi độ bền cao, có thể chịu được áp lực lớn. Đây cũng là lý do mà Amalgam được ứng dụng để trám răng hàm.
Tiết kiệm chi phí: Kĩ thuật trám răng bằng Amalgam có chi phí khá thấp so với các vật liệu khác nên khi cần khắc phục khiếm khuyết trên răng, nhiều người lựa chọn Amalgam vì có mức giá thấp nhất, đồng thời có độ bền cao, chịu lực tốt và thích hợp với răng hàm.
Bên cạnh ưu điểm thì Amalgam cũng có những nhược điểm nhất định như:
Tính thẩm mĩ chưa cao: Hạn chế lớn nhất khi trám răng bằng Amalgam là tính thẩm mĩ thấp, màu miếng trám không trùng màu răng nên dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, rất ít khi dùng cho răng cửa cũng vì lý do này.
Khả năng đổi màu cao: Không chỉ có tính thẩm mĩ chưa cao mà trám răng bằng Amalgam còn rất dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, có thể do các thực phẩm sẫm màu hoặc việc vệ sinh răng miệng chưa hiệu quả, tạo cơ hội cho mảng bám xuất hiện làm răng ố vàng.
Có tính dẫn nhiệt: Thành phần của vật liệu Amalgam đa số là kim loại nên có tính dẫn nhiệt khá cao, dễ khiến người dùng bị ê buốt, đau nhức khi ăn, uống những thực phẩm, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là điểm hạn chế của Amalgam mà bạn cần lưu ý trước khi tiến hành.
Khi nhắc đến vật liệu Amalgam, nhiều người không khỏi thắc mắc trám răng bằng Amalgam có độc không. Thực ra trong thành phần của Amalgam có đến 50% là thủy ngân, còn lại lại các kim loại như đồng, thiếc,… Theo các chuyên gia, Amalgam là vật liệu dùng để hàn răng khá phổ biến nhưng lại có chứa hàm lượng lớn thủy ngân, có khả năng gây hại đến sức khỏe của cả người hàn răng và nhân viên y tế thực hiện kĩ thuật này.
Vậy trám răng bằng Amalgam có độc không? Câu trả lời là có. Việc hàn, trám răng bằng Amalgam đã được thực hiện từ cách đây rất lâu nhưng không phải là phương án trám răng hiệu quả, tối ưu nhất mà bạn nên lựa chọn. Ưu điểm của Amalgam là chi phí thấp nhưng lại khiến người dùng dễ bị tác động bởi nhiệt độ của thức ăn, tăng nguy cơ dị ứng, kích ứng nướu hoặc nặng hơn là phá hủy cấu trúc răng, giảm tuổi thọ của răng.
Thủy ngân trong Amalgam có thể bị tích lũy trong cơ thể và gây độc mãn tính, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như giảm khả năng phòng bệnh, giảm miễn dịch, tổn thương nội tạng, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, giảm trí thông minh,..
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kết luận rằng Amalgam dùng trong nha khoa là một nguồn thủy ngân số lượng lớn, có thể khiến nha sĩ, nhân viên y tế bị phơi nhiễm với thủy ngân thoát ra trong không khí khi thao tác pha trộn hỗn hợp Amalgam trước khi tiến hành trám răng. Việc phơi nhiễm với thủy ngân rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tại Việt Nam cũng đã có công văn không sử dụng Amalgam cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người cho con bú.
Tóm lại, trám răng bằng Amalgam có độc không? Vật liệu Amalgam không chỉ độc cho người thực hiện trám răng mà còn ảnh hưởng xấu đến nhân viên y tế, bác sĩ nha khoa tiến hành quy trình pha trộn Amalgam và trám răng. Vì vậy khi cần trám răng bạn nên chọn vật liệu có tính an toàn cao hơn để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mong rằng những thông tin trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp câu hỏi trám răng bằng Amalgam có độc không. Khi thăm khám sức khỏe răng miệng và thực hiện hàn, trám răng bạn nên ưu tiên vật liệu khác có tính an toàn cao hơn như Composite,…
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.