Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong tình trạng môi trường đang ô nhiễm trầm trọng, các vụ cháy liên tục xảy ra gây nên tình trạng nhiễm độc thủy ngân diện rộng. Việc tìm hiểu thủy ngân là gì và tác hại của nhiễm độc thủy ngân là điều vô cùng cần thiết.
Khi cơ thể nhiễm độc thủy ngân, bạn có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Hiểu được thủy ngân là gì cũng như các tác hại của nhiễm độc thủy ngân cũng là một cách phòng tránh hiệu quả tình trạng nhiễm độc thủy ngân.
Thủy ngân (Hg) là một kim loại có dạng lỏng khi để ở nhiệt độ phòng. Bên ngoài, nó giống như hạt cườm hoặc giọt nước màu trắng bạc. Thủy ngân lỏng đôi khi được gọi là thủy ngân kim loại hoặc thủy ngân nguyên tố.
Thủy ngân lỏng dễ dàng bốc hơi vào không khí, ngay cả ở nhiệt độ phòng, để tạo thành hơi (khí) thủy ngân.
Các chuyên gia cho rằng, thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC. Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10.10.2002 của Bộ Y tế.
Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thủy sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân, độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn..
Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường cho dù đã ít độc so với các hợp chất của nó vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Thủy ngân giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.
Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).
Tùy thuộc dạng thủy ngân gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau. Hít thủy ngân nguyên tố và nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ ví dụ như ăn phải cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mãn tính.
Lưu ý: Do thủy ngân có độc tính cao nên các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng thiết bị y tế có chứa thủy ngân, đặc biệt khi dùng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ nhỏ.
Phơi nhiễm với mức thủy ngân cao có thể khiến người dân tăng nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài bao gồm:
Trong trường hợp ở gần những khu vực chẳng xay xảy ra đám cháy lớn, người dân cần đặc biệt để tâm theo dõi các thông báo từ trung tâm y tế gần nhất để cập nhật các thông tin mới và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nhân Tâm