Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trào ngược dạ dày gây đau lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 20/10/2022
Kích thước chữ

Bạn có biết vì sao trào ngược dạ dày gây đau lưng? Trào ngược dạ dày thực quản gây đau lưng có biểu hiện đặc trưng như thế nào? Cùng giải mã nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này nhé!

Triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày thực quản là đau tức ở vùng thượng vị - khu vực dưới xương ức và trên rốn. Trong nhiều trường hợp, trào ngược dạ dày có thể gây đau tức ở vùng lưng. Hiện tượng đau lưng do trào ngược dạ dày có những biểu hiện để phân biệt với đau lưng do bệnh lý khác. Để khắc phục chứng đau lưng cần kết hợp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Tìm hiểu chi tiết thêm về trào ngược dạ dày gây đau lưng ngay dưới đây nhé.

Vì sao trào ngược dạ dày gây đau lưng?

Dịch vị axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nóng rát, đau tức thượng vị. Axit tấn công niêm mạc thực quản, kích ứng và phá hủy các sợi thần kinh ở những vùng cận kề. Nó ảnh hưởng tới ngực, vai và lưng. Đó là lý do khiến bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ thấy đau tức ở lưng. Cơn đau thường kéo dài nhiều giờ, nguy cơ tổn thương vĩnh viễn các sợi thần kinh nếu không điều trị kịp thời.

Khi đau thượng vị, người bệnh được khuyến nghị nằm kê đầu cao hơn để giảm triệu chứng trào ngược lên thực quản. Mặc dù nó giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi ngủ nhưng lâu ngày sẽ làm căng dây thần kinh ở lưng dẫn tới đau lưng. Hiện tượng nôn nhiều do trào ngược cũng chèn ép lên dây thần kinh ở lưng. Biến chứng viêm loét thực quản của trào ngược dạ dày sẽ dẫn tới đau lưng.

trào ngược dạ dày gây đau lưng 1 Trào ngược dạ dày gây đau lưng do các sợi thần kinh ở lưng bị chèn ép hoặc bị dịch vị axit phá hủy

Nhận biết đau lưng ở người bị trào ngược dạ dày

Đau lưng là vấn đề phổ biến về xương khớp, không phải cứ đau lưng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Đôi khi, bạn đau lưng vì ngồi học hoặc làm việc sai tư thế, lao động quá sức hoặc mắc các bệnh lý về cột sống, loãng xương. Hiện tượng trào ngược dạ dày gây đau lưng thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác như: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, chướng bụng, ợ nóng.

Cơn đau lưng chủ yếu xuất hiện sau khi ăn xong và kéo dài nhiều giờ. Ban đầu là cảm giác đau nhói, tăng dần lên có dao đâm từ bụng qua lưng. Cơn đau lan tỏa khắp lưng mà không xác định được vị trí chính xác. Trào ngược thực quản gây đau lưng có thể để lại biến chứng tổn thương vĩnh viễn các mô mềm. Bệnh lý này cũng có nguy cơ biến chứng sang ung thư vòm họng, ung thư thực quản.

trào ngược dạ dày gây đau lưng 2 Đau lưng do trào ngược dạ dày thường đi kèm với triệu chứng đầy bụng, ợ nóng, đau vùng thượng vị

Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây đau lưng

Không phải ai cũng bị đau lưng khi mắc hội chứng trào ngược dạ dày. Hiện tượng đau lưng xuất hiện tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Để khắc phục, bạn cần điều trị từ căn nguyên đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay, chữa trào ngược dạ dày có các phương pháp: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, uống thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

Ăn uống lành mạnh chữa trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản gây đau lưng chủ yếu do tác động của dịch vị axit lên các sợi thần kinh. Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ cân bằng dịch vị axit, cải thiện rõ rệt tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng.

Thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên ăn:

  • Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, điều hòa hệ vi sinh đường ruột. Thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến: Rau cải bó xôi, súp lơ xanh, mồng tơi, quả bơ, chuối, lê…
  • Bổ sung 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Sữa chua chứa các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Tính kiềm của sữa chua giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm trào ngược và hỗ trợ làm lành niêm mạc thực quản.
  • Sử dụng thịt nạc chứa nhiều protein nhưng ít béo, dễ tiêu hóa, không gây khó tiêu. Các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ giàu omega-3 giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột, chống oxy hóa để phòng ngừa viêm loét thực quản.
trào ngược dạ dày gây đau lưng 3 Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Các thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày:

  • Tránh ăn các loại trái cây có tính chua, chứa nhiều axit dễ làm tăng cảm giác đau bụng, đau lưng như: Cam, chanh, bưởi.
  • Không nên ăn thực phẩm có nhiều đường hóa học, đồ ăn ngọt vì chúng khó tiêu, dễ làm tăng lượng axit dư thừa.
  • Các món ăn cay, nóng cũng không phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày. Chúng gây đau rát, nợ nóng và nguy cơ viêm loét thực quản.
  • Tránh uống rượu, bia vì chúng chứa cồn rất hại cho dạ dày, thực quản.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Rèn luyện thân thể cũng là cách đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng. Vận động giúp thư giãn gân cốt, tăng cường sức khỏe của các sợi thần kinh ở lưng để giảm thiểu đau lưng. Việc tập thể dục cũng giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy tiêu hóa và thư giãn tinh thần. Các lợi ích này đều có tác động cân bằng dịch vị axit dạ dày, ngăn ngừa bài tiết axit quá mức.

Thuốc, thực phẩm chức năng điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược thực quản gây đau lưng có thể điều trị bằng thuốc hoặc bổ sung thực phẩm chức năng. Thuốc trị trào ngược dạ dày hiện nay có Đông y và Tây y. Trong đó, Đông y chữa bệnh từ căn nguyên, hiếm khi tác dụng phụ nhưng cần thời gian sử dụng lâu dài. Tây y cho hiệu quả giảm đau nhanh nhưng không thể dùng lâu dài, thuốc có thể gây tác dụng phụ và khó điều trị dứt điểm.

trào ngược dạ dày gây đau lưng 4Chữa trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng thuốc hoặc hỗ trợ điều trị bằng thực phẩm chức năng

Bổ sung thực phẩm chức năng chống trào ngược dạ dày được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả và không tác dụng phụ. Các sản phẩm này có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường lợi khuẩn, cải thiện chức năng tiêu hóa. Bạn tham khảo một số thực phẩm chức năng giảm trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay là:

Mong rằng bài viết đã giúp bạn biết cách điều trị chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng. Nếu tình trạng trào ngược, đau bụng và đau lưng không thuyên giảm hoặc tăng thêm, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi để tạo van chống trào ngược. Để phòng tránh bệnh nặng thêm, bạn nên ăn uống và sinh hoạt lành mạnh ngay từ bây giờ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin