Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Mách mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi an toàn

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ

Mẹ có tò mò trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Hiểu rõ cách bế bé 4 tháng tuổi sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc bé đấy. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bế trẻ sơ sinh đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Vậy, trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ về cách bế trẻ 4 tháng tuổi sao cho an toàn nhất cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhé!

Bạn biết gì về tư thế bế ngồi?

Tư thế bế ngồi còn được biết đến là tư thế bế "chào thế giới". Trong tư thế này, bé được bế ngồi trong lòng mẹ, đầu và lưng tựa vào người của mẹ còn mặt hướng ra ngoài.

Nếu mẹ bế bé khi đang đứng thì một tay dùng để đỡ phần mông của bé, tay còn lại sẽ vòng qua ngực bé. Trong trường hợp mẹ bế bé khi đang ngồi, bé sẽ ngồi trong lòng mẹ, mẹ không cần dùng tay để đỡ mông bé.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tránh bế bé trong tư thế ngồi quá lâu bởi ngồi lâu khiến bé bị mỏi và cũng không tốt cho cơ, xương còn yếu của bé.

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Mách mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi an toàn 1
Tư thế bế ngồi cho phép bé hướng về phía trước

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?

Trong lần đầu tiên làm mẹ, các mẹ không tránh khỏi lo lắng, bỡ ngỡ, không ít trong số đó băn khoăn liệu bé 4 tháng tuổi đã có thể bế ngồi được chưa và liệu tư thế bế này có ảnh hưởng đến cột sống của bé không.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi được bế ngồi hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé. Tư thế này được coi là một trong những tư thế bế trẻ em an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, mẹ nên tránh bế ngồi khi bé còn quá nhỏ. Theo đó, các chuyên gia khuyến khích việc thực hiện tư thế này khi cơ cổ của bé đã phát triển, thường là sau tháng thứ 3.

Thực tế, rất nhiều em bé thích được bế theo cách này vì khi ngồi trong lòng mẹ, hướng mặt ra ngoài, bé có thể quan sát thế giới xung quanh từ một góc nhìn với tầm nhìn cao và rộng hơn.

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Mách mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi an toàn 2
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?

Gợi ý cách bế trẻ 4 tháng tuổi

Bế ngửa

Đây có thể xem là cách bế phổ biến và đơn giản nhất được nhiều chị em áp dụng.

Đầu tiên, mẹ mở hai bàn tay ra, đặt một bàn tay dưới gáy bé, bàn tay kia dưới mông bé, và sau đó nhấc bé lên ngực mẹ.

Tiếp theo, mẹ từ từ cho tay xuống đến khi lưng của bé nằm trên cánh tay, đầu bé ở phía khuỷu tay của mẹ. Tay kia của mẹ ôm lấy phần hông bé. Khi bế bé theo cách này ở tư thế ngồi, mẹ có thể đặt bé vào lòng mà không cần phải nâng phần hông của bé.

Ở tư thế này, một tay của mẹ có thể dùng để nâng đầu và cổ bé.

Bế vác

Mở hai bàn tay và đặt dưới nách để nhấc bé lên sao cho bé tựa phần ngực và bụng vào ngực mẹ. Tiếp theo, mẹ dùng một tay đỡ phần mông, tay còn lại ôm vào lưng bé. Cằm bé tựa lên vai mẹ và hai chân bé ôm vào hông của mẹ.

Khi đầu và cổ bé cứng cáp, bé sẽ không cần tựa vào vai mẹ mà có thể xoay đầu các hướng để quan sát.

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Mách mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi an toàn 3
Trẻ 4 tháng tuổi hoàn toàn có thể bế vác 

Bế ngồi

Mẹ để lưng bé tựa vào ngực của mình. Sau đó, mẹ đặt một cánh tay dưới mông bé và tay còn lại ôm trước ngực bé.

Đầu bé có thể được nâng đỡ bằng cách tựa vào người mẹ. Nếu bế bé theo cách này ở tư thế ngồi, mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi mà không cần dùng tay để đỡ phần mông.

Bế một bên

Cách bế này chỉ thích hợp khi đầu và cổ của bé đã trở nên cứng cáp hơn. Mẹ đặt bé ôm sát vào một bên hông của mẹ, sao cho một chân bé ở phía sau lưng mẹ và chân còn lại ở phía trước bụng mẹ. Mẹ dùng cánh tay ở cùng bên với hông để đỡ phần hông của bé. Tay còn lại của mẹ có thể đỡ lưng hoặc hông của bé. Nếu bé bám chắc, mẹ cũng có thể sử dụng tay này để thực hiện các công việc khác.

Tuy nhiên, việc bế con ở một bên có thể khiến mẹ cảm thấy khá mỏi và không tốt cho hông của mẹ. Vì vậy mẹ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi cần rảnh một tay để thực hiện các công việc.

Bế nằm sấp

Mẹ ngửa một cánh tay để đỡ dọc theo bụng và ngực của bé, trong khi tay kia dùng để đỡ lưng và hông của bé. Với cách bế này, mẹ có thể nhẹ nhàng đung đưa bé, giúp bé vui chơi, thư giãn và trải nghiệm sự chuyển động của cơ thể.

Bí quyết bế trẻ 4 tháng tuổi đúng cách

Khi bế bé, mẹ cần quan sát tâm trạng của bé. Nếu bé khóc hoặc tỏ ra không thoải mái, điều này có thể cho thấy bé không hài lòng với tư thế hiện tại, và mẹ cần thay đổi sang một tư thế khác. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến những điều sau khi bế bé:

  • Đảm bảo an toàn cho bé, đặc biệt là phần đầu và cổ của bé. Tuy nhiên, không cần phải quá cứng nhắc, hãy để đầu bé tự do để bé cảm thấy thoải mái và có thể xoay người, cũng như quan sát thế giới xung quanh.
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi bế bé, hãy chọn các tư thế mà bạn có thể ngồi.
  • Tránh bế bé khi bạn cần làm các việc khác như nấu ăn, quét nhà,...
  • Luôn giữ đầu bé cao hơn ngực để tránh nguy cơ bé bị sặc hoặc nôn ra.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi bế bé để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus.
  • Nếu cần, mẹ có thể sử dụng các phụ kiện hỗ trợ khi bế bé.
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Mách mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi an toàn 4
Đảm bảo an toàn cho bé 4 tháng tuổi khi thực hiện các tư thế bế khác nhau

Một số lưu ý cho mẹ khi bế trẻ 4 tháng tuổi

Luôn chú ý đỡ đầu và cổ của bé

Trong giai đoạn đầu đời, đầu của bé là phần nặng nhất trên cơ thể, do đó phần đầu và cổ của bé cần được nâng đỡ cẩn thận. Mẹ nhớ rằng không cần thiết phải bế bé quá thường xuyên. Trẻ 4 tháng tuổi đã phát triển được các kỹ năng vận động, nhận thức và các giác quan nhất định. Bé cần thời gian tự do để thay đổi tư thế và tự khám phá, để phát triển tốt nhất. Thậm chí, mẹ có thể thấy bé 4 tháng tuổi hay la hét khi được tiếp xúc với những điều mới mẻ.

Gắn kết với bé

Trẻ sơ sinh thường cảm thấy an tâm hơn khi nghe thấy tiếng tim đập của mẹ. Khoảng thời gian bế bé là thời điểm tuyệt vời để tạo ra sự gắn kết, mẹ có thể hát cho bé nghe, tận hưởng cảm giác da kề da, hoặc thủ thỉ những lời ngọt ngào với bé. Mỗi em bé đều có sở thích riêng về tư thế được bế. Mẹ cần chú ý trong cách nói chuyện với bé 4 tháng tuổi. Bé cần được thông báo trước mỗi khi thay đổi tư thế để không bị bất ngờ và cảm thấy không an toàn. Hãy quan sát và lắng nghe nhu cầu của bé nhé!

Trên đây là lời giải đáp của Nhà thuốc Long Châu về việc trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ ở trên, các bậc phụ huynh đã tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình chăm sóc con trẻ.

Xem thêm: 3 giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ phụ huynh không nên bỏ lỡ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin