Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm phòng là việc làm vô cùng cần thiết nhằm góp phần tăng cường khả năng miễn dịch chủ động cho trẻ giúp chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Vậy trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì? Theo dõi ngay bản tin sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu để có được câu trả lời bạn nhé.
Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì vẫn luôn là chủ đề được không ít các bậc cha mẹ quan tâm. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ có được lời giải đáp chi tiết nhất.
Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những phương pháp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, song để đạt được hiệu quả này đòi hỏi cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Vậy trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì?
Trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì? Tiêm vắc xin uốn ván, ho gà và bạch hầu chính là câu trả lời.
Bệnh uốn ván là bệnh có thể phơi nhiễm qua vết cắt trên da, gây ra một loạt các triệu chứng như cứng cổ và cứng cơ bụng, co thắt cơ, khó nuốt và sốt. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, trẻ mắc uốn ván có nguy cơ bị gãy xương, gây khó thở, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Trong khi đó, bạch hầu và ho gà là bệnh lây truyền qua đường không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
Theo các chuyên gia, trẻ 8 tuổi cần được tiêm vắc xin phòng 3 căn bệnh này và loại vắc xin phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà là vắc xin Tdap.
Bên cạnh mũi vắc xin Tdap phòng bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu, trẻ 8 tuổi cần phải được tiêm vắc xin HepA - vắc xin phòng bệnh viêm gan A.
Viêm gan A là căn bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng thực phẩm và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Khi mắc viêm gan A, trẻ có thể gặp phải một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, đau bụng, chán ăn, nôn mửa, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt… Trong một số trường hợp, trẻ không có bất kỳ biểu hiện nào. Biến chứng của viêm gan A có thể kể đến như suy gan, rối loạn chức năng thận, đau khớp…
Sởi, quai bị và rubella là các căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin MMR phòng ngừa 3 căn bệnh này.
Khi mắc sởi, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt phát ban, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt… nếu không được kiểm soát tốt, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng như viêm và nhiễm trùng phổi, viêm não, thậm chí là tử vong.
Trong khi đó, bệnh quai bị được nhận diện thông qua một số triệu chứng như sưng tuyến nước bọt dưới hàm, đau nhức đầu, đau mỏi cơ, sốt, mệt mỏi… Quai bị tiến triển nặng sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tinh hoàn, mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn…
Triệu chứng của bệnh rubella bao gồm sốt, phát ban và sưng hạch bạch huyết. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai bởi khi mắc phải căn bệnh này, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai…
Trước khi cho trẻ 8 tuổi tiêm phòng, cha mẹ cần nắm được một số lưu ý sau đây:
Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin cũng như an toàn sau tiêm phòng, trẻ cần phải trong tình trạng khỏe mạnh, không mắc các vấn đề sức khoẻ như:
Trong trường hợp trẻ không đảm bảo về sức khỏe, cha mẹ cần lùi lịch tiêm phòng lại đợi đến khi trẻ khoẻ mạnh hoàn toàn. Nếu không chắc chắn tình trạng sức khỏe của trẻ có nên thực hiện tiêm phòng hay không, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khám sàng lọc hoặc nhân viên y tế.
Việc ghi nhớ các thông tin sức khỏe của trẻ sẽ giúp cho các bác sĩ sàng lọc đưa ra được quyết định chính xác có nên cho trẻ tiêm phòng hay không và nếu có thì cần lưu ý những vấn đề nào, có cần lùi lại việc tiêm phòng hay không. Dưới đây là một số thông tin sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần ghi nhớ:
Đa số các bậc cha mẹ trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng đều thắc mắc liệu rằng trẻ có được ăn trước khi tiêm không, nếu được thì nên ăn uống gì và ăn ở mức độ như thế nào. Thực tế cho thấy, trước khi tiêm phòng, trẻ vẫn có thể ăn uống như bình thường. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trẻ không nên ăn/uống quá no hoặc quá đói trong tình trạng hạ đường huyết.
Dưới đây là một số lưu ý trong và sau khi tiêm phòng cho trẻ 8 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo:
Nhân viên y tế sẽ giới thiệu các thông tin về loại vắc xin mà trẻ được tiêm như tên vắc xin, loại vắc xin, nguồn gốc của vắc xin, nước sản xuất, hạn sử dụng, liều lượng tiêm… Nếu cha mẹ còn thắc mắc hay mong muốn được cung cấp thêm thông tin gì đó liên quan đến vắc xin, cha mẹ có thể hỏi lại nhân viên y tế.
Trong quá trình tiêm phòng, nếu trẻ không hợp tác, cha mẹ cần kết hợp với nhân viên y tế để để hỗ trợ việc tiêm phòng diễn ra thuận lợi hơn.
Sau khi tiêm phòng, cha mẹ nên cho trẻ ngồi lại phòng chờ sau tiêm tối thiểu 30 phút để theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường nếu có để có hướng can thiệp xử trí nếu cần.
Trước khi ra về, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn phụ huynh theo dõi sát sao tình hình chung của trẻ từ việc ăn, ngủ, chơi, nhịp thở, thân nhiệt… và các biểu hiện tại chỗ tiêm như sưng, đỏ, đau gì không. Nếu có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để làm sáng tỏ thắc mắc trẻ 8 tuổi cần tiêm phòng những gì. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ. Cảm ơn cha mẹ đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...