Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì?

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Hắt hơi, sổ mũi là các hiện tượng xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết, sức đề kháng suy giảm. Vậy trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì vừa nhanh khỏi vừa không gây lạm dụng thuốc? Hãy lắng nghe những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa dưới đây nhé!

Khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, nhiều bậc phụ huynh thường khá lúng túng không biết nên làm gì để con dễ chịu hơn, cho con uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Thực ra đây là những triệu chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị không đúng cách ngay từ đầu sẽ rất dễ làm bệnh trầm trọng hơn. Lời khuyên của bác sĩ nhi khoa sau đây sẽ giúp cha mẹ biết cách xử trí tình huống trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi

Muốn điều trị đúng cách thì việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng. Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng này như sau:

  • Bé nhiễm bệnh cúm mùa: Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Nó thường được gọi là cúm mùa bởi bệnh xảy ra phổ biến vào mùa đông xuân, khi thay đổi thời tiết.
  • Trẻ bị cảm lạnh: Thời tiết lạnh và trẻ không được giữ ấm đúng cách cũng có thể xuất hiện các hiện tượng hắt hơi, sổ mũi.
  • Viêm mũi dị ứng: Mũi của trẻ rất nhạy cảm, do đó khi tiếp xúc với khói bụi, nhụy hoa hay các yếu tố ô nhiễm từ môi trường bên ngoài sẽ dễ bị kích hoạt, gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi.
  • Viêm xoang: Nhiều trẻ có thể mắc viêm xoang từ rất sớm do xảy ra sự nhiễm trùng trong các hốc xoang bởi vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Về lâu dài có thể khiến trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi,...
  • Viêm VA: Theo khoa học, về bản chất thì VA là một tổ chức lympho đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp trên khỏi nhiễm khuẩn. Khi bị viêm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi như bị polyp mũi, viêm mũi, hen suyễn, vướng dị vật trong mũi, không khí khô hanh,… 

tre-bi-hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi-1.jpg
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi 

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất?

Với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thông thường, bác sĩ sẽ kê cho trẻ các loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen…), thuốc giảm ho, dị ứng, nghẹt mũi (Dextromethorphan HBr, Clorpheniramin maleat…) hoặc các sản phẩm hỗ trợ, vitamin, khoáng chất (Oresol, nước muối sinh lý…).

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt mà bạn có thể dùng cho bé như:

  • Paracetamol: Với loại thuốc này, trẻ cần được dùng với liều 10 - 15mg/kg, cách từ 4 - 6 giờ mỗi lần. Bạn chỉ nên dùng thuốc này khi bé sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Ibuprofen: Đây cũng là loại thuốc thường dùng với trẻ em. Hiện nay trên thị trường có loại ibuprofen có dạng siro lỏng dành cho trẻ e từ 6 tháng đến 12 tuổi và loại viên nén, viên nang và dạng bột cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Nhóm thuốc giảm ho, giảm nghẹt mũi

Nếu bé liên tục bị hắt hơi, sổ mũi thì các loại thuốc hoặc sản phẩm siro ho sổ mũi cho bé sẽ là giải pháp phù hợp. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc sau đây nhé!

  • Dextromethorphan HBr: Đây là loại thuốc giảm ho cho bé từ 2 tuổi trở lên. Nếu bé dưới 2 tuổi bạn không nên tự ý cho bé dùng thuốc này để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm khác.
  • Clorpheniramin maleat: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi nhưng cũng tương tự như Dextromethorphan HBr, thuốc này không dùng cho bé dưới 2 tuổi.
  • Thuốc kháng sinh histamine: Đây là loại thuốc giúp giảm tình trạng chảy nước mắt, ngứa mắt, chảy nước mũi và hắt hơi, làm giảm đờm, giúp bé dễ chịu hơn. 
tre-bi-hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi-2.jpg
Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người quan tâm

Nhóm sản phẩm hỗ trợ, bổ sung vitamin, khoáng chất

Ngoài các loại thuốc điều trị triệu chứng thì việc bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp bé nhanh khỏe hơn. Bạn có thể sử dụng Oresol để bổ sung điện giải khi bé sốt, nước muối sinh lý để nhỏ mũi che bé khi nghẹt mũi hoặc các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất được bào chế dành riêng cho trẻ em. 

Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc

Thuốc được xem như “con dao 2 lưỡi”, nếu dùng đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, song nếu lạm dụng sẽ khiến bé gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp bé bị hắt hơi, sổ mũi, việc dùng thuốc điều trị cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng bất kỳ loại sản phẩm nào có chứa chất làm thông mũi hoặc kháng histamine, bởi nó có thể xảy ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Bạn không nên tự ý mua thuốc cho bé dùng mà chưa được sự chỉ định, tham vấn từ bác sĩ, nhất là với trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Với các loại thuốc kháng sinh, bạn chỉ nên dùng cho bé trong trường hợp bệnh nặng hơn hoặc bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh cho bé uống.
  • Các sản phẩm thuốc dành cho trẻ em thường được bào chế với hàm lượng, cách thức khác với thuốc dùng cho người lớn. Do vậy, điều cực kỳ quan trọng là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé.
  • Thông thường các thuốc dùng cho trẻ được tính theo khối lượng cơ thể, vì thế bạn cần biết chính xác bé nặng bao nhiêu kg để dùng đúng liều lượng nhé!
  • Trong trường hợp bé có biểu hiện biến chứng hoặc dị ứng với thuốc, bạn nên ngừng cho bé uống thuốc và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. 
tre-bi-hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi-3.jpg
Khi dùng thuốc cho bé, bạn cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng bé bị hắt hơi, sổ mũi và nắm rõ trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì? Ngoài ra, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, đúng cách cũng giúp bé sớm khỏi bệnh. Vì thế, bạn cần cho bé ăn uống đa dạng, kết hợp chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé! 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin