Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do đâu? Cần xử lý như thế nào

Ngày 25/11/2024
Kích thước chữ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làn da thường rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây mụn mủ, đặc biệt ở vùng da đầu. Tình trạng này thường khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy nguyên nhân cụ thể khiến trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do đâu? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp vấn đề này?

Làn da trẻ là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó, tại đây thường là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, sống nhờ vào tế bào da chết, mồ hôi và bụi bẩn. Khi sức đề kháng của trẻ suy giảm hoặc da bị tổn thương thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật này tấn công gây nên tình trạng mụn nhọt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ nổi mụn mủ trên đầu

Tình trạng mụn mủ trên da đầu ở trẻ nhỏ khá phổ biến, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè do trẻ đổ mồ hôi nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Triệu chứng thường thấy là mụn nhỏ hoặc lớn, sưng đỏ, bên trong mụn có chứa mủ.

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do đâu? Cần xử lý như thế nào 1
Tình trạng mụn mủ trên da đầu ở trẻ nhỏ khá phổ biến, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè 

Mụn mủ trên da đầu của trẻ có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm như vi khuẩn, dị ứng, tắc nghẽn tuyến bã nhờn,...

Với trường hợp bị mụn mủ dạng nhẹ, cha mẹ chỉ cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách cho trẻ để có thể cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn mủ nghiêm trọng, lan rộng thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu do đâu?

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm. Đặc biệt trong mùa hè khi da đầu tiết nhiều dầu, dễ bám bụi bẩn và tích tụ tế bào chết gây nổi mụn mủ trên da nếu không được vệ sinh đúng cách.

Các chuyên gia còn cho biết, đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng hay còi xương thì khả năng sẽ bị mọc nhiều mụn mủ hơn bởi sức đề kháng của trẻ kém hơn.

Không chỉ vậy, chế độ ăn uống không phù hợp cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn tới tình trạng da đầu trẻ xuất hiện mụn mủ. Đồng thời, trẻ hấp thu và chuyển hóa kém nhưng các bậc phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng dễ khiến trẻ bị nổi mụn.

Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do đâu? Cần xử lý như thế nào 2
Trẻ hấp thu và chuyển hóa kém, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng dễ bị nổi mụn

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nếu sữa mẹ có chứa lượng hormone cao, trẻ cũng có nguy cơ bị nổi mụn bởi lượng hormone này khiến cho tuyến bã nhờn của trẻ hoạt động mạnh hơn. Từ đó bã nhờn dễ tích tụ lại trong lỗ chân lông, làm bít tắc nang lông và dễ gây ra mụn nhọt.

Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng với các loại hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, phấn rôm,... thì cũng có thể bị nổi mụn trên da đầu. Do đó, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các dòng sản phẩm cho bé có tính chất dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm và mỏng manh của trẻ.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ nổi mụn trên đầu cũng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh tấn công. Các bệnh như tụ cầu, thủy đậu, tay chân miệng,... đều có thể dẫn đến tình trạng này. Đây là những bệnh lý nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu

Khi trẻ bị lên mụn ở trên đầu, nhất là mụn mủ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, buồn nôn, mụn mủ mọc ngày càng nhiều và lan rộng không có dấu hiệu dừng lại, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức tại các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và phát hiện kịp thời nếu trẻ đang mắc những bệnh lý nguy hiểm. Từ đó có các phương pháp chữa trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nắm các cách xử lý và lưu ý như sau:

  • Cha mẹ không được tự ý nặn mụn cho trẻ, đồng thời không tự ý mua thuốc kháng sinh để tiêu độc cho trẻ nếu không được bác sĩ kê đơn. Đây là một trong những sai lầm rất thường gặp, khiến cho tình trạng mụn của trẻ trở nên nặng nề hơn.
  • Không nên tự ý áp dụng các bài thuốc hoặc phương pháp dân gian được truyền miệng để chữa trị cho trẻ nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi có thể các bài thuốc này không hiệu quả với tình trạng riêng của trẻ, thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt da đang bị tổn thương của trẻ.
  • Cần ngưng sử dụng những sản phẩm hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội, sữa dưỡng ẩm,... Thay vào đó, cha mẹ hãy sử dụng nước sạch, ấm để tắm rửa và vệ sinh cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh khu vực nổi mụn và không cọ xát mạnh để tránh làm vỡ các nốt mụn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với vùng da đang bị mụn nhọt của trẻ.
  • Luôn cho trẻ uống đủ nước trong ngày.
Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là do đâu? Cần xử lý như thế nào 3
Nên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với vùng da đang bị mụn nhọt của trẻ

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu. Trong trường hợp trẻ gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh không nên chủ quan hoặc tự ý chữa trị tại nhà mà nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị đúng cách và phù hợp theo tình trạng của trẻ nhé!

Xem thêm: Mách bạn 3 cách trị mụn viêm mủ đơn giản và hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin