Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi rất dễ mắc phải bệnh tay chân miệng, nhất là trong thời gian chuyển mùa. Bên cạnh việc điều trị cùng bác sĩ thì hiện nay phương pháp dùng các loại lá để tắm cho trẻ mau khỏi cũng trở nên phổ biến. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để hỗ trợ mau khỏi bệnh?
Phương pháp tắm lá cho trẻ bị tay chân miệng đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để mau khỏi bệnh mà lại an toàn cho da của con là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cụ thể về vấn đề này nhé.
Trước khi đi sâu vào tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì, ta cần hiểu rõ căn bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, được lây từ người này sang người khác. Đường lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng là qua nước bọt hay phân, bọng nước của người bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng là xuất hiện những nốt phồng rộp, bỏng nước tập trung chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Hiện nay y học vẫn chưa có thuốc đặc trị cho virus tay chân miệng nên việc điều trị sẽ tập trung vào các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Tùy theo sức đề kháng của trẻ mà bệnh tay chân miệng sẽ có diễn tiến và thoái lui khác nhau. Nhưng thông thường thì bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày nếu trẻ có hệ miễn dịch bình thường.
Tuy bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi nhờ vào sức đề kháng của trẻ và thường không để lại di chứng nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi, bại liệt...
Vì vậy khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp mà không nên xem nhẹ.
Bên cạnh việc điều trị cho con, các bậc phụ huynh cũng sử dụng phương pháp tắm lá cây cho con để trẻ bớt khó chịu và hỗ trợ khỏi bệnh nhanh hơn. Vậy cụ thể trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì, bạn đã biết chưa?
Theo Đông y thì lá trà xanh là loại lá có tính hàn, vị chát lẫn đắng nhẹ và hơi chua. Lá trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc và khi dùng ở ngoài da có tác dụng sát khuẩn và lành thương tổn. Bởi vì trong lá trà xanh có hoạt chất tanin, hoạt chất này giúp săn se niêm mạc khiến vết thương chóng lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nhờ những công dụng nói trên mà lá trà xanh cực kỳ thích hợp để sử dụng khi tắm lá cho trẻ bị tay chân miệng. Trường hợp các nốt bọng nước trên tay và chân của trẻ bị vỡ ra thành những vết thương hở thì công dụng làm lành vết thương và sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng của lá trà xanh sẽ phát huy tác dụng.
Tương tự như tính chất của lá trà xanh, lá diếp cá cũng có tính hàn, vị chua và lẫn cay nhẹ, mùi hơi tanh. Trong dân gian, lá diếp cá được sử dụng ngoài có tác dụng chữa ung thũng, vết lở loét, trĩ. Lá diếp cá rất có tác dụng với các bọng nước trên da của trẻ nhờ vào vào công dụng kháng khuẩn, kháng sưng viêm hiệu quả.
Nhất là trường hợp các bọng nước này vỡ ra tạo thành vết loét thì công dụng chữa trị vết loét cùng với tính kháng khuẩn chống viêm của lá diếp cá sẽ rất thích hợp. Khi sử dụng lá diếp cá để tắm cho trẻ, có thể giã nát rồi đun sôi và pha loãng là dùng tắm được.
Trái với hai loại lá kể trên thì lá cây kinh giới có tính ấm, vị cay và thường được dùng để trị phong hàn, phong nhiệt. Trong lá kinh giới có chứa chất alkaloid giúp kháng viêm sát trùng rất tốt. Người ta thường dùng kinh giới ở ngoài da để điều trị mẩn ngứa, ban chẩn và các tình trạng nhiễm độc ngoài da khác. Nhờ những tác dụng đó mà lá kinh giới cũng rất thích hợp để dùng tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Lá rau sam có tính hàn và giàu vitamin C cùng các hoạt chất chống viêm kháng khuẩn. Lá rau sam sẽ hỗ trợ kháng khuẩn trên các vết thương hở, các vết loét do bọng nước vỡ. Để cải thiện các triệu chứng trên da cho trẻ bị tay chân miệng thì lá rau sam là một lựa chọn tốt để dùng tắm cho trẻ.
Công dụng của lá chè vằng đối với y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc và dùng để điều trị mụn nhọt. Đặc tính của lá này sẽ giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của các bọng nước trên da của trẻ bị tay chân miệng. Thêm vào đó, lá chè vằng còn có tác dụng thúc đẩy vết thương chóng lành, rất tốt với các vết loét do bọng nước vỡ ra.
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì thì các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý một số việc khi tắm cho trẻ. Trẻ em mắc tay chân miệng cần phải được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn bám dính trên da và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên chú ý những điểm sau:
Phần trên của bài viết đã cung cấp một số thông tin về việc tắm lá cho trẻ để các bậc cha mẹ tham khảo. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý chăm sóc tỉ mỉ cho con bị tay chân miệng tại nhà để trẻ mau lành bệnh hơn. Bên cạnh việc điều trị cùng bác sĩ thì chăm sóc cho con tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng để trẻ chóng khỏi bệnh.
Khi chăm sóc cho con bị tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Mong rằng sau bài viết này, các bậc cha mẹ đã được giải đáp về thắc mắc trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để con mau lành bệnh. Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì cha mẹ không nên chủ quan mà nên dẫn con đi thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Bên cạnh việc điều trị, khi tắm lá và chăm sóc cho con tại nhà cũng có một số lưu ý cha mẹ cần tham khảo để chăm con khỏe mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.