Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của tim xuất hiện khi còn là thai nhi. Rất nhiều cha mẹ đã rất lo lắng về căn bệnh này và câu hỏi nhận được nhiều nhất chính là bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?
Bất kỳ bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình được phát triển, khỏe mạnh và hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố tác động, các bé có thể bị dị tật tim bẩm sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội sống và sức khỏe tương lai. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ thắc mắc rằng bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh xuất hiện các dị tật liên quan đến cấu trúc tim từ lúc còn là thai nhi. Dị tật tim bẩm sinh là một trong những dạng dị tật phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Hiện nay đã được sàng lọc phát hiện sớm và xem xét dừng thai nếu phát hiện dị tật nghiêm trọng khiến trẻ không thể sống sót khi chào đời.
Bất cứ bậc cha mẹ nào có trẻ không may bị bệnh tim bẩm sinh đều rất lo lắng về cơ hội sống sót. Vậy bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Có thể nói đây là một dạng dị tật khá nghiêm trọng, đe dọa rất lớn đến cơ hội sống và sức khỏe của trẻ. Song với sự phát triển của y tế hiện đại, tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh tim bẩm sinh ngày càng cao, khi đó các bé vẫn có thể sinh hoạt và sống bình thường nhưng sức khỏe tim thì thường không thể phục hồi hoàn toàn.
Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng người mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi, trong khi người có trái tim khỏe mạnh bình thường có tuổi thọ trung bình là 79. Tuy nhiên, trẻ có thể sống và sinh hoạt bình thường khi bị bệnh tim bẩm sinh hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố:
Hiện nay, tuy bệnh tim bẩm sinh đã được can thiệp phẫu thuật, điều trị sớm nhưng vẫn có thể bị đe dọa với một số mối nguy bao gồm:
Tình trạng nhịp tim không đều, quá nhanh, quá chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe của trái tim nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. Các cơ quan trong cơ thể nếu không được bơm máu đều thì hoạt động và chức năng cũng không được đảm bảo. Hơn nữa, tốc độ máu bất thường làm tăng nguy cơ xảy ra tắc mạch và đông máu.
Người bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn bình thường do ảnh hưởng còn lại sau khi đã can thiệp phẫu thuật tim hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Nếu gặp tình trạng này, bác sĩ cần xem xét mức độ nguy hiểm và cách can thiệp kiểm soát.
Nhiều người cho rằng bệnh tim bẩm sinh thì sẽ không liên quan đến sức khỏe của gan, nhưng thực tế bệnh nhân khuyết tật tâm thất độc nhất có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn bình thường. Vì thế đối tượng này được khuyến cáo nên đến thăm khám thường xuyên để kiểm tra và phát hiện sớm nếu có dấu hiệu suy giảm chức năng hay tổn thương gan.
Người mắc bệnh tim bẩm sinh dù đã được can thiệp nhưng can thiệp khắc phục không hoàn toàn, khiến tim và phổi phải hoạt động quá mức, dễ gây tăng huyết áp động mạch phổi. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị tim to, suy tim,…
Người trưởng thành mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác như: Tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch,… Bệnh tiến triển nặng hơn và nguy hiểm hơn do kết hợp với bệnh tim bẩm sinh hoặc do can thiệp điều trị trước đó nên bệnh nhân cần tái khám hàng năm để sớm phát hiện nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Sau khi đã biết được bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu, các phụ huynh cần chú ý hơn về cách chăm sóc trẻ. Bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh dù đã được điều trị, can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Thăm khám thường xuyên 6 tháng đến 1 năm một lần được khuyến cáo với tất cả người bệnh. Bên cạnh đó, người nhà cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh cần lưu ý các vấn đề sau:
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh kể cả sau điều trị thường có sức khỏe không tốt, kém phát triển hơn bình thường. Tình trạng bú kém, ăn kém cần được cải thiện để đảm bảo cho trẻ phát triển chiều cao và cân nặng bình thường. Chế độ dinh dưỡng góp vai trò rất quan trọng để thực hiện điều vừa nói.
Đầu tiên, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ lượng calo nhiều hơn so với chế độ ăn của trẻ bình thường để tim hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên tập trung vào các thực phẩm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như nhằm cải thiện chiều cao và cân nặng. Nếu phụ huynh gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
Trẻ em hoặc người trưởng thành bị bệnh tim bẩm sinh dù đã phẫu thuật có thể phải uống thuốc điều trị kéo dài và liên tục. Để đảm bảo được hiệu quả của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ, phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ sử dụng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Với người bình thường, thường xuyên hoạt động thể chất là một trong những cách giúp trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên với trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường có sức khỏe yếu, dễ mệt nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn môn thể thao với cường độ phù hợp cho trẻ.
Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đã nêu trong bài. Y học hiện đại đã cứu sống rất nhiều bé bị bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng, dị tật phức tạp nên phụ huynh đừng lo lắng quá mà hãy trao đổi với bác sĩ và tin tưởng vào phương pháp điều trị được y học dùng ngày nay.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.