Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không là một vấn đề được rất nhiều bệnh nhân tim mạch quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều loại bệnh dịch mới tái phát lại như hiện nay. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Trong bối cảnh nhiều loại bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện hoặc tái bùng phát trở lại, việc phòng bệnh bằng vaccine là hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Việc tiêm phòng đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc các bệnh mãn tính, trong đó bệnh tim mạch là một điển hình. Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm? Câu trả lời sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Tuy rằng tiêm phòng bằng vaccine là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về vaccine.
Vaccine là một loại chế phẩm sinh học có bản chất kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (toàn bộ cơ thể hoặc một cấu trúc đặc hiệu), được sử dụng để kích thích cơ thể hình thành miễn dịch đặc hiệu chủ động, giống miễn dịch tự nhiên, giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh.
Bản chất của vaccine là các tác nhân gây bệnh (tùy vào từng loại vaccine) đã bị làm cho suy yếu hoặc bất hoạt nên nó không thể gây bệnh. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện tác nhân đó là một kháng nguyên lạ và sẽ kích thích hệ thống miễn dịch hình thành kháng thể để trung hòa nó với cơ chế tương tự như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình này diễn ra trong vài tuần, người tiêm có thể bị sốt nhẹ, nhưng đây được coi là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể.
Sau khi quá trình “bắt chước miễn dịch” này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho B có trí nhớ miễn dịch. Trong trường hợp khi cơ thể gặp lại tác nhân này một lần nữa (bị phơi nhiễm bệnh) thì hệ miễn dịch sẵn sàng đáp ứng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân.
Tất cả các loại vaccine đều có vai trò thúc đẩy hình thành hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên mỗi loại vaccine lại có một cách thức tác dụng khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng 4 loại vaccine sau:
Vaccine từ virus toàn phần: Là loại vaccine sử dụng virus trong vai trò là một kháng nguyên để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gồm 2 loại:
Vaccine tiểu đơn vị: Là loại vaccine chứa một mảnh tinh khiết của tác nhân gây bệnh, được lựa chọn đặc biệt, có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Một số loại vaccine tiểu đơn vị:
Vaccine nucleic acid: Là loại vaccine sử dụng vật liệu di truyền của tác nhân gây bệnh để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vật liệu di truyền có thể được sử dụng trong công nghệ này là ADN hoặc ARN, cả hai đều có khả năng tổng hợp protein, giúp cơ thể nhận biết protein ngoại lại từ tác nhân gây bệnh. Một số loại vaccine nucleic acid được sử dụng như HIV, COVID-19, Zika…
Vaccine sử dụng virus trung gian: Là loại vaccine sử dụng một loại virus trung gian mang chất liệu di truyền để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại virus trung gian được sử dụng là adenovirus, virus cảm lạnh thông thường…
Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Câu trả lời ở đây là có. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), người bị bệnh tim mạch nên tiêm vaccine theo sự chỉ dẫn của bác sĩ của họ. Các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine phòng bệnh cúm mùa, vaccine phòng bệnh dại… đều có thể sử dụng cho bệnh nhân tim mạch.
Mỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân tim mạch tử vong không do nguyên nhân tim mạch mà do nguyên nhân từ các bệnh truyền nhiễm khác có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Bệnh tim mạch là bệnh mãn tính (bao gồm các bệnh van tim, bệnh mạch vành, suy tim…) có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh. Vì thế người bị bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn người bình thường không tiêm vaccine. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ người bệnh khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như cúm mùa hay viêm phổi… là tiêm vaccine.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, tiêm vaccine phòng cúm mùa và phế cầu cho người bệnh suy tim làm giảm đáng kể số người bị suy tim tử vong vì cúm và viêm phổi (do phế cầu). Như vậy có nghĩa là, tiêm vaccine không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị bệnh tim mạch mà còn giúp họ nâng cao miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.
Những loại vaccine được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh tim mạch bao gồm vaccine phòng cúm mùa, vaccine Tdap (phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà), vaccine phòng ngừa phế cầu, vaccine phòng bệnh zona (bệnh thủy đậu) và vaccine COVID-19. Cần phải nhấn mạnh một điều là, tiêm vaccine không giúp người bệnh hoàn toàn không mắc bệnh, nhưng nó sẽ làm giảm các biến chứng nặng và giảm tỉ lệ tử vong so với những người không tiêm phòng.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?" là hoàn toàn cần thiết.
Người bị bệnh tim mạch khi đi tiêm vaccine cần lưu ý những điều sau:
Trước khi tiêm:
Sau khi tiêm:
Những trường hợp không nên tiêm chủng:
Những trường hợp nên trì hoãn tiêm chủng:
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cùng nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với giá cả hợp lý, bình ổn: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,... Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và an toàn. Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình sự thuận tiện và an tâm khi tiêm chủng.
Như vậy bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?” Trên tất cả, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ra quyết định tiêm chủng. Hi vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức về y học thường thức nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp