Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em vô cùng hiếu động nên việc nô đùa, chạy nhảy té ngã dẫn đến trầy xước da là điều không thể tránh khỏi. Có một số bậc phụ huynh coi đấy là vết thương nhỏ nên không xử lý hoặc xử lý không đúng cách, khiến sẹo để lại trên da trẻ hay thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng.
Dù dặn dò thế nào thì các bé vẫn có thể bị trầy xước da khi vận động, chơi đùa. Bố mẹ cần biết được cách xử lý cơ bản những vết thương ngoài da như thế này để tránh nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo về sau cho trẻ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách chăm sóc các vết trầy xước ngoài da cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Với những vết trầy xước nhỏ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý cho trẻ tại nhà. Đầu tiên, hãy dùng nước sạch rửa nhẹ vùng da bị tổn thương của trẻ để loại bỏ chất bẩn, bụi bặm. Tiếp theo, vệ sinh lại vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Nếu vết thương bị rỉ máu hoặc vùng trầy xước có phạm vi lớn, cha mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi cho bé rồi lấy băng gạc vô trùng để băng lại nhằm tránh khả năng nhiễm trùng.
Trong quá trình xử lý vết thương, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Trẻ bị trầy xước da phải xử lý như thế nào?
Để quá trình xử lý vết thương diễn ra thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ sơ cứu ngay tại nhà, bao gồm:
Pen gắp vết thương cong không mấu size 18cm được làm từ chất liệu thép không gỉ, không tạo ra hóa chất độc hại trong quá trình sử dụng đạt chuẩn chất lượng y tế và có thể hấp vô trùng nhiều lần. Đầu pen gắp được thiết kế dạng răng cưa giúp giữ chắc miếng bông gòn hay băng gạc y tế, hỗ trợ quá trình xử lý vết thương diễn ra dễ dàng, an toàn hơn. Trước khi sử dụng pen gắp để chăm sóc vết thương, bạn cần tiến hành làm sạch, sát khuẩn bằng cồn hoặc hấp nhiệt, đun sôi.
Pen gắp vết thương cong không mấu size 18cm
Những vết rách, vết cắt có chảy máu xuyên qua da, ảnh hưởng các lớp mô phía dưới hoặc các dây chằng, dây thần kinh nên thường tương đối nghiêm trọng hơn vết xước. Đối với những vết thương này, bạn có thể xử lý theo các bước dưới đây:
Xử lý vết rách, vết cắt có chảy máu ở trẻ em
Có những vết thương bạn có thể tự xử lý tại nhà cho trẻ nhưng có những vết thương bạn phải đưa đến bác sĩ để được chăm sóc đúng cách và hạn chế các biến chứng để lại.
Nếu bé chưa được tiêm ngừa uốn ván hoặc chưa đến ngày tiêm mũi nhắc lại, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm 1 mũi.
Vết thương như thế nào thì cần đưa đến bác sĩ?
Trẻ em luôn rất hiếu động nên bố mẹ cần nắm được các cách xử lý cơ bản khi các bé bị té ngã, chơi đùa làm trầy xước da cũng như chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ sơ cứu vết thương để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý phụ huynh, chúc bé con nhà bạn luôn luôn vui khỏe.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.