Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ráy tai ở trẻ em cũng như người lớn đều có vai trò bảo vệ cho tai khỏi những tác nhân như côn trùng, bụi bẩn. Tuy nhiên ráy tai tích tụ quá nhiều cũng không tốt. Vậy trẻ có nhiều ráy tai phải làm sao? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Cũng giống như người trưởng thành, ráy tai là chất bài tiết từ ống tai ra ngoài. Nếu như với người lớn việc lấy ráy tai khá đơn giản thì ở trẻ em lại khó khăn hơn. Lý do là vì ống tai của trẻ em mong mong và đòi hỏi phải biết cách thao tác để không ảnh hưởng đến bé. Khi trẻ có nhiều ráy tai phải làm sao, các vị phụ huynh hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Ráy tay bản chất là một loại chất thải sinh học của cơ thể. Mặc dù nó không hẳn là cần thiết nhưng cũng có những công dụng nhất định để cảnh báo các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Ngoài ra, ráy tai cũng được coi như một người bảo vệ nhỏ bé giúp:
Thông thường rát ráy tai sẽ tự khô đi và rơi ra bên ngoài. Các mảnh ráy tai thường nhỏ, mỏng và khô nên sẽ dễ dàng bay ra bên ngoài tai. Tuy nhiên đôi khi ráy tai tích tụ nhiều và nhanh hơn quá trình khô đi nên sẽ tích lại bên trong tai.
Thông thường tình trạng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn do các bé thường sợ và không hợp tác khi mẹ làm sạch tai. Nhất là những trường hợp ráy tai của bé cứng lại nằm sâu bên trong nên không thể lấy được. Lâu dần ráy tai sẽ tích lại khiến bé có quá nhiều ráy tai.
Khi ráy tai bịt kín ống tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Ngoài ra, việc ráy tai quá nhiều cũng khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu, đau tai thậm chí viêm tai.
Việc tai bé có quá nhiều ráy tai do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc ráy tai tích tụ lại quá nhiều:
Nhiều mẹ có thói quen dùng tăm bông lau tai cho bé mỗi ngày sau khi tắm. Thực tế, dùng tăm bông không phải là không được nhưng không phải là cách lý tưởng để làm sạch tai. Lý do là đầu tăm bông to có thể đẩy sâu ráy tai vào sâu bên trong ống tai và khiến chúng kẹt lại tại đây.
Do ống tai của trẻ em rất nhỏ và hẹp nên việc đưa tay ngoáy liên tục cũng khiến ráy tai bị đẩy vào sâu và nén chặt lại. Mẹ hãy thường xuyên nhắc bé không được dùng tay ngoáy tai đồng thời theo dõi bé.
Với một số bé không may phải dùng máy trợ thính thời gian dài cũng khiến cho ráy tai không thể bong ra ngoài. Lý do là phần vành tai đã bị máy trợ thính chặn lại. Đây là lý do khiến ráy tai bị tích tụ lại.
Một số bé mắc tình trạng bài tiết ráy tai dư thừa khiến tích tụ nhiều sáp hơn và hình thành nên nút ráy tai. Tình trạng này ít khi xảy ra nhưng bố mẹ cũng nên cẩn thận và thường xuyên kiểm tra tai bé để phát hiện sớm.
Việc bé tích tụ nhiều ráy tai ngoài việc khiến bé khó chịu, ngứa ngáy còn có thể là tác nhân dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bé có những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa bé đi khám ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra:
Một trong số những bệnh lý ở tai có biểu hiện tương tự như sự tích tụ quá nhiều ráy ở tai là nhiễm trùng tai. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta có thể nhầm lẫn chúng với nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng tai sẽ có thêm những dấu hiệu của tình trạng viêm như:
Thông thường ráy tai tự nhiên sẽ có màu vàng hoặc vàng hơi nâu. Tuy nhiên nếu ráy tai có màu vàng, hơi đỏ kèm tiết dịch thì là dấu hiệu của viêm tai.
Để tránh việc ráy tai tích tụ lại quá nhiều, điều đầu tiên bạn nghĩ đến chắc chắn là lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, việc lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết nếu như nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Lý do là vì chính tai cũng có cơ chế tự làm sạch và chúng ta không cần can thiệp nếu không thực sự cần.
Trường hợp tai bé có nhiều ráy, hãy dùng khăn mềm để lau hết những vụn ráy tai bám vào phần ngoài tai. Không dùng tăm bông hay vật dụng cứng để lấy ráy cho bé. Hành động này không những khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn mà còn có thể gây thủng màng nhĩ.
Trường hợp ráy tai bé nhiều quá, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc nhỏ tai. Loại thuốc này giúp làm mềm ráy tai và tự bong khỏi tai. Thuốc nhỏ tai nên được dùng đúng liều, ít nhất mỗi ngày một lần. Mẹ đặt bé nằm xuống, xoay bên tai bị tích tụ nhiều ráy và nhỏ thuốc.
Sau khi dùng thuốc ráy tai sẽ mềm ra tự rơi ra, mẹ tuyệt đối không dùng dụng cụ gì để lấy ra ngoài. Các thuốc này thường có bán tại các nhà thuốc và cần được dùng khi có sự tham vấn của dược sĩ, bác sĩ. Với những ca ráy cứng đầu hơn, đôi khi chính bác sĩ phải thao tác để gắp ráy ra ngoài. Trường hợp này mẹ cũng không cần quá lo lắng vì thủ thuật này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
Tổng kết lại, ráy tai là một cơ chế tự làm sạch tai của cơ thể. Việc lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ còn chưa thể nói hoặc chưa biết cách diễn đạt bố mẹ cần theo dõi kiểm tra tai cho bé thường xuyên để tránh tích tụ ráy tai.
Trên đây là toàn bộ những thông để để trả lời cho câu hỏi “Trẻ có nhiều ráy tai phải làm sao?” mà nhà thuốc Long Châu gửi đến bạn đọc. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này, bạn có thể nắm rõ hơn cách chăm sóc cho đôi tai của mình cũng như người thân trong gia đình thân yêu.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.