Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì?

Ngày 10/08/2024
Kích thước chữ

Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không là một trong những thắc mắc thường gặp của phụ huynh trong giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Tướt mọc răng có thể kèm theo các dấu hiệu khác như nướu sưng đỏ, sốt, biếng ăn, quấy khóc,... Vậy trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Trẻ mọc răng đi tướt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn trẻ mọc răng từ 6 tháng trở lên, đặc biệt nhiều trường hợp trẻ đến lịch tiêm chủng nhưng lại có dấu hiệu đi tướt mọc răng. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và đặt câu hỏi: Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không?

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng

Trẻ sơ sinh mới sinh ra sẽ chưa có răng, đến khoảng tháng thứ 6 trở đi những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện. Mọc răng sữa là cột mốc quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Không chỉ tham gia vào quá trình ăn uống, hàm răng còn rất quan trọng với chức năng ngôn ngữ.

Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì? 1
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ thường diễn ra theo 5 giai đoạn từ lúc trẻ 6 tháng tuổi cho đến trước khi lên 3 tuổi. Khoảng thời gian này sẽ rất khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ bởi trẻ thường bị đi tướt, biếng ăn, quấy khóc,... Vì thế, nắm vững các giai đoạn mọc răng sẽ giúp phụ huynh chăm sóc trẻ đúng cách và vượt qua giai đoạn này dễ dàng. Bên cạnh đó, ghi nhớ lịch mọc răng của trẻ cũng như dấu hiệu còn giúp phụ huynh giải tỏa được nỗi lo trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không khi lịch tiêm chủng vắc xin trùng với giai đoạn này.

Quá trình mọc răng sữa của trẻ như sau:

  • Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, răng sữa nằm ở xương hàm dưới nướu và chưa lộ ra ngoài.
  • Giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi: Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện trong thời điểm này. Răng cửa sẽ mọc đầu tiên và có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy ở nướu. Lúc này, nếu thấy trẻ đi tướt, chảy nhiều nước dãi và thích gặm mút tay, ba mẹ hãy hỗ trợ bé bằng các loại gặm nướu dành cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể dùng khăn lạnh lau nhẹ nhàng giúp giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.
  • Giai đoạn từ 10 đến 14 tháng: Lúc này, răng hàm sữa ở hàm trên và hàm dưới bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng tương tự giai đoạn trước. Tuy nhiên, khi mọc răng hàm trẻ thường bị đi tướt, sưng, đau và quấy khóc nhiều hơn.
  • Giai đoạn từ 16 đến 22 tháng: Trẻ tiếp tục mọc thêm các răng nanh 2 bên.
  • Giai đoạn từ 25 đến 33 tháng: Trong giai đoạn này, những chiếc răng hàm lớn mọc lên sẽ gây đau, khó chịu cho trẻ nhiều hơn.
Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì? 2
Trẻ thường thích ngậm tay khi chuẩn bị mọc răng sữa

Trong giai đoạn mọc răng sữa, trẻ có thể trải qua những triệu chứng như đi tướt, sốt, nướu sưng đỏ, biếng ăn, quấy khóc khiến phụ huynh lo lắng. Trong đó, đi tướt mọc răng là hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường ở một số trẻ. Tình trạng đi tướt mọc răng ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau. Nếu trẻ khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt thì số lần đi tướt mọc răng sẽ ít hơn khoảng dưới 3 lần/ngày. Ngược lại với những trẻ có sức khỏe kém, số lần đi tướt nhiều hơn, có thể lên đến 5 đến 7 lần một ngày. Đáng chú ý, đi tướt mọc răng rất giống với đi tướt do bệnh lý nhiễm trùng, do đó phụ huynh cần lưu ý để có phương án xử trí kịp thời, đúng cách.

Mặc dù đi tướt mọc răng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là lo lắng của nhiều phụ huynh có trẻ đến lịch tiêm chủng. Trong đó, trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không chính là thắc mắc thường gặp nhất.

Để xác định trẻ đi tướt do mọc răng hay không, phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần và không quá 4 ngày.
  • Phân có mùi chua, dạng lỏng, không có nhầy hay máu.
  • Trẻ chảy nước dãi nhiều, thường xuyên cho tay hoặc đồ vật vào miệng.
  • Trẻ vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu mất nước hay mệt lả.
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, kèm theo lợi bị sưng đỏ tại vị trí mọc răng.

Nếu trẻ bị đi tướt do mọc răng thì các dấu hiệu này sẽ hết trong khoảng 1 đến 2 ngày so với thời điểm mọc răng. Thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Sau giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ trở lại bình thường.

Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì? 3
Trẻ bị đi tướt khi mọc răng khiến nhiều phụ huynh lo lắng không đủ điều kiện tiêm phòng

Trường hợp trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Vì sao?

Tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều là biện pháp phòng bệnh tốt nhất, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến lịch tiêm nhưng trẻ lại xuất hiện vấn đề về sức khỏe như sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi tướt,... Điều này khiến phụ huynh e ngại và trì hoãn tiêm chủng vì cho rằng trẻ không đáp ứng điều kiện sức khỏe để tiêm chủng.

Rất nhiều ba mẹ đặt câu hỏi rằng: Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Theo các chuyên gia, trẻ đang bị đi tướt do mọc răng vẫn có thể tiêm phòng bình thường trong hầu hết các trường hợp. Bởi tiêm vắc xin chỉ chống chỉ định trong trường hợp trẻ sốt cấp tính hoặc mắc các bệnh lý khác. Còn với trường hợp đã xác định trẻ đi tướt do mọc răng và trẻ không sốt, không mất nước, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường thì vẫn có thể tiêm chủng. Tuy nhiên, ba mẹ nên thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ thật chi tiết trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm để chắc chắn trẻ được tiêm phòng trong điều kiện sức khỏe đảm bảo.

Với các trường hợp trẻ bị đi tướt quá nhiều lần trong ngày, kèm theo các dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, nôn, đau bụng,... thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý nhiễm trùng cấp tính khác như tiêu chảy. Do đó, ba mẹ nên hoãn lịch tiêm chủng để trẻ phục hồi sức khỏe.

Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì? 4
Hầu hết các trường hợp đi tướt mọc răng có thể tiêm phòng nếu không có triệu chứng khác kèm theo

Lưu ý chăm sóc trẻ bị tướt mọc răng sau khi tiêm phòng

Bên cạnh việc trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không, cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng cũng là điều được quan tâm hàng đầu. Trẻ đi tướt mọc răng sau khi tiêm vắc xin cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận hơn:

  • Theo dõi sức khỏe của trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm về tình trạng ăn uống, ngủ, thở, các dấu hiệu bất thường tại vị trí tiêm.
  • Thay đổi chế độ ăn của trẻ để tránh tình trạng đi tướt nặng hơn. Nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm tanh và giàu đạm như cá, ốc, cua, tôm,... Hãy bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do đi tướt nhiều lần.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đi tướt khi mọc răng ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không để an tâm đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch hẹn. Đồng thời có thêm kỹ năng chăm sóc trẻ đi tướt sau tiêm chủng an toàn, đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin