Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cua biển: Cách chọn cua ngon và lưu ý khi ăn cua

Ngọc Trang

10/12/2024
Kích thước chữ

Cua là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng. Ăn thịt cua tươi ngon sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần biết cách chọn loại cua ngon và biết cách ăn sao cho đúng để giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Cua biển là thực phẩm ngon miệng, dễ ăn, lại giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về cua biển, thành phần dinh dưỡng cũng như cách chọn và ăn cua biển sao cho đúng.

Giá trị dinh dưỡng của cua biển

Ai thích ăn hải sản đều biết cua biển là gì, thế nhưng ít người quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của cua biển. Đây là loại thực phẩm rất được ưa chuộng vì có giá trị cao cả trong lĩnh vực thực phẩm và y học. Thịt cua biển ngon lại giàu dinh dưỡng gồm protein, vitamin B1, B2, PP, lipid, canxi, phốt pho, sắt, magie và axit béo omega 3. 

Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, xen lẫn mặn, tính ấm, không có độc, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, thông kinh lạc, ích xương tủy,… Những đối tượng sau dùng cua biển rất tốt như người bị suy nhược, trẻ em còi cọc, người lớn gầy khó lên cân, sinh lý yếu, gân xương yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ.

Cua biển: Cách chọn cua ngon và lưu ý khi ăn cua 1
Thịt cua biển ngon, giàu dinh dưỡng, có giá trị cao cả trong thực phẩm và y học

Cách chọn được cua tươi ngon

Có hai lựa chọn phổ biến là cua thịt hoặc cua gạch. Bạn cần nắm những đặc điểm chính của mỗi loại cua để đảm bảo cua chất lượng như thịt chắc hay nhiều gạch.

Bạn có thể đánh giá màu sắc mai cua bằng mắt thường. Nếu mai rắn chắc và có màu xám hơi đục cùng kích thước lớn thì cua sẽ nhiều thịt và thơm ngon. Ngược lại, cua mai mềm, nhỏ màu hơi xanh thì thịt có khả năng bị bở, không ngọt.

Bạn cũng có thể xác định độ tươi của cua qua yếm cua và càng cua. Chân cua còn linh hoạt cho thấy cua có sức khỏe tốt và thịt sẽ săn chắc, thơm ngon. Nếu bạn muốn ăn cua thịt thì nên chọn cua đực còn chọn cua cái cho người thích ăn cua gạch. Để nhận định đâu là cua đực, cua cái có thể dựa vào yếm cua.

Chọn cua tươi giúp chế biến được những món ăn ngon mà còn tránh bị ngộ độc hải sản. Cua không được nấu chín kỹ hoặc cua ngộp có thể gây hại cho hệ tiêu hóa do vi khuẩn xâm nhập.

Cua đã luộc chín nên dùng ngay sẽ tươi ngon hơn. Nếu bạn dùng không hết và muốn bảo quản để ăn vào lần sau, có thể đặt cua nơi thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh. Lưu ý rằng khi nào muốn ăn cua, đừng quên hấp nóng lại. Thịt cua lạnh sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Những ai không nên ăn cua biển?

Cua biển tốt cho người có thể trạng suy nhược vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì cua là thực phẩm có tính hàn nên một số đối tượng không nên ăn để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân bị cảm sốt, người mắc bệnh dạ dày, viêm túi mật, viêm gan hoặc bị rối loạn tiêu hóa.

Thêm vào đó, những những bị huyết áp cao hay có chỉ số mỡ máu cao nên cân nhắc ăn vì cua biển có chỉ số cholesterol khá cao.

Một số trường hợp hiếm gặp sẽ bị dị ứng khi ăn cua. Tuy ít xảy ra nhưng tình trạng này lại rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài. Do đó, khi có dị ứng với cua xảy ra, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân nhằm tránh gặp nguy hiểm.

Cua biển: Cách chọn cua ngon và lưu ý khi ăn cua 2
Một số trường hợp hiếm hoi sẽ xuất hiện dị ứng khi ăn cua

Những lợi ích khi ăn cua biển

Cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vậy cua biển có tác dụng gì với sức khỏe? Sau đây là những lợi ích do cua biển mang lại: 

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư

Selen trong thịt cua là một chất có thể gây ức chế sự hình thành của tế bào ung thư. Từ đó ngăn chặn các khối u không phát triển lây lan nhanh chóng làm cho sức khỏe bị suy yếu. Nam giới có thể hạn chế nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt nếu ăn cua thường xuyên.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Mặc dù người mắc bệnh tim mạch không được khuyến khích ăn cua nhưng có thể ăn theo khẩu phần dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Thịt cua sẽ cung cấp canxi, magie, omega-3, một số vitamin nhóm B cho cơ thể.

Vitamin B12 trong cua sẽ giúp tái tạo các tế bào hồng cầu nhanh hơn, thúc đẩy sự chuyển hóa của chuỗi acid amin, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bổ dưỡng cho mắt

Vitamin A trong cua biển là nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt. Đối với nhân viên văn phòng, thường xuyên ngồi làm việc với máy tính, việc ăn cua là một giải pháp hỗ trợ chống mờ mắt và mỏi mắt hiệu quả.

Có lợi khi ăn kiêng

Thịt cua bổ dưỡng nhưng chỉ chứa khoảng 1% chất béo/ tổng trọng lượng, lại hạn chế calo. Nếu bạn thêm cua vào thực đơn của mình để ăn kiêng, bạn có thể hạn chế tích tụ mỡ thừa và nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng. 

Trao đổi chất tốt hơn

Vitamin B12 và vitamin C có trong thịt cua sẽ giúp mau lành vết thương. Các mô mới được tái tạo nhanh chóng nhờ cơ chế sản xuất tế bào hồng cầu. Vì thế người bệnh hoặc người bị tai nạn có thể ăn cua để bồi bổ và nhanh hồi phục.

Một số lưu ý để ăn cua biển an toàn

Để ăn cua mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

Có thể kết hợp rau cùng cua biển

Người mới khỏi bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ có thể dùng cháo cua biển rất phù hợp. Tuy nhiên, vì cua có tính lạnh nên bạn cần kết hợp một số loại rau với cua để cân bằng. Khi nấu món cháo cua, bạn có thể thêm tùy thích một số loại rau như mồng tơi, rau dền, rau ngót, bí đỏ hay cà rốt.

Cua biển: Cách chọn cua ngon và lưu ý khi ăn cua 3
Cua có tính lạnh nên cần kết hợp một số loại rau để cân bằng

Bà bầu ăn cua biển cần thận trọng

Cua biển là thực phẩm dồi dào canxi, omega-3, magie,... Vì thế, bà bầu có thể bổ sung dinh dưỡng và nuôi thai nhi phát triển khi ăn cua biển. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh các món cua sống hay gỏi cua.

Cách bảo quản cua biển 

Sau khi mua cua về, nếu bạn chưa chế biến ngay, hãy ngâm cua trong nước có bỏ muối và đặt nơi thoáng mát. Với cua đã được luộc hay hấp chín thì nên bảo quản cua trong tủ lạnh. Chỉ cần bảo quản cua như vậy, bạn có thể dùng cua trong khoảng 2 - 3 ngày. Không nên trữ cua quá lâu tránh vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Khi nên cho trẻ ăn cua biển sớm

Mặc dù cua biển chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ba mẹ không nên cho trẻ ăn cua quá sớm. Nên cân nhắc lượng thịt cua theo độ tuổi của trẻ, chẳng hạn trẻ từ 7 - 12 tháng có thể ăn cháo cùng thịt cua và nên ăn 3 - 4 lần/tuần. Khi trẻ lớn hơn, có thể tăng dần lượng thịt và tần suất ăn sẽ dày hơn.

Cách chế biến cua đảm bảo dinh dưỡng

Một phần tạp chất sẽ nổi lên khi chúng ta luộc cua, giúp chúng ta loại bỏ chúng dễ  dàng. Tuy nhiên một phần không nhỏ chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị hòa vào nước luộc. Để hương vị cua vừa thơm ngon vừa bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của cua, bạn nên hấp cua.

Khi nào thích hợp để ăn cua biển

Phụ nữ sau sinh có thể bồi bổ khi dùng cua biển. Tuy nhiên, để cơ thể làm quen cần ăn một lượng nhỏ thôi. Do thịt cua biển sẽ thay đổi theo mùa nên chọn thịt cua đầu tháng hay cuối tháng sẽ ngon và bổ dưỡng hơn.

Cua biển: Cách chọn cua ngon và lưu ý khi ăn cua 4
Phụ nữ sau sinh có thể dùng cua biển để bồi bổ

Cách ăn cua biển dễ dàng 

Để ăn cua biển, bạn cần tách chân và càng ra. Ở phần mai cua, bạn bỏ yếm cua và tách mai cua. Bỏ phổi cùng mắt miệng cua. Để loại bỏ xương ở thân cua, bạn chia nhỏ từng phần thịt cua. Dùng kẹp để tách bỏ chân và càng cua rồi lấy thịt.

Như vậy, cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt khi thêm vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý ăn cua biển đúng cách để bạn luôn cảm thấy ngon miệng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin