Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thở gấp là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao?

Ngày 30/09/2024
Kích thước chữ

Khi thở với tốc độ nhanh và mạnh hơn bình thường, người ta thường gọi là thở gấp. Trên thực tế, điều này thường không tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây ra thở gấp và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!

Thở gấp là hiện tượng nhiều người gặp phải trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh là tình trạng tự nhiên của cơ thể, thở gấp cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh về tim mạch và phổi. Vậy thở gấp có điều trị được không? Làm sao để giảm tần suất thở gấp? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu!

Thở gấp là hiện tượng gì?

Thở gấp là tình trạng hơi thở ngắn, không đều, số nhịp thở tăng lên cao trong một khoảng thời gian nhất định. Người bị thở gấp sẽ cảm thấy như đột ngột bị thiếu oxy và kèm theo một số biểu hiện như:

  • Da, đặc biệt là môi và các đầu ngón tay bị tái xanh, tái xám;
  • Lồng ngực lõm vào và có cảm giác đau nhói;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi, chóng mặt.
Thở gấp là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? 1
Thở gấp là hiện tượng nhịp thở không nhịp nhàng mà trở nên nhanh và mạnh

Những nguyên nhân nào gây nên thở gấp?

Để có những biện pháp điều trị thở gấp hiệu quả, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Một số nguyên nhân phổ biến là:

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Nhịp tim là một trong những yếu tố điều khiển hơi thở. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, tim sẽ bị gây áp lực và đập nhanh hơn. Điều này làm hơi thở trở nên nhanh và mạnh. Tuy nhiên, đây là trạng thái bình thường và nhịp tim sẽ tự trở lại trạng thái bình thường khi cơ thể và tâm trí của bạn được thư giãn.

Sau khi hoạt động mạnh

Mang vác vật nặng, vận động liên tục, tập các bài tập thể dục,... cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhịp thở tăng nhanh. Khi tham gia vào những hoạt động mạnh như vậy, bạn cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho các cơ. Trong trường hợp này, hiện tượng thở gấp cũng sẽ tự biến mất khi cơ thể dần ổn định.

Thở gấp là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? 2
Sau khi chạy bộ, nhịp tim và nhịp thở của chúng ta có thể tăng lên

Vấn đề về hệ hô hấp

Dị ứng là tác nhân làm xuất hiện các cơn thở gấp. Khi hệ hô hấp phải tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể thường có phản ứng hắt xì, ho, ngứa mũi,... Đặc biệt là thở nhanh hơn trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm về hệ hô hấp như: Hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, tràn dịch màng phổi,...

Bệnh lý về tim mạch

Hệ tim mạch và hệ hô hấp có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là lý do những căn bệnh về tim mạch bao gồm: Suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,... cũng có thể làm rối loạn nhịp thở. Đây là trường hợp nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vì thế những bệnh nhân tim mạch hoặc những người thường xuyên thở gấp cần hết sức chú ý tới trường hợp này.

Thở gấp có điều trị được không?

“Thở gấp có điều trị được không?” là thắc mắc của nhiều người. Quả thực, thở gấp không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn để lại những hệ lụy nguy hiểm nếu kéo dài. Tuy nhiên, bạn có thể tự cải thiện tình trạng này tại nhà hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ. 

Một số cách điều trị thở gấp hiệu quả là:

  • Tự tạo cảm giác thư giãn: Bạn có thể nhắm mắt, ngồi thẳng lưng, từ từ điều chỉnh nhịp thở và lấy tay xoa nhẹ ở ngực mỗi khi có dấu hiệu thở gấp. Bạn lưu ý nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để tăng hiệu quả.
  • Thay đổi không gian: Nhiều người có thể bị thở gấp nếu ở trong một không gian quá hẹp hoặc quá đông đúc. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tìm đến một không gian thoáng đãng hơn.
  • Sử dụng thuốc: Nếu nguyên nhân gây thở gấp là các bệnh lý, bạn nên điều trị bằng thuốc kháng sinh, ống hít giãn phế quản, thuốc kháng histamin,... dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.
Thở gấp là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? 3
Tìm một không gian thoáng mát và giữ cho tâm trí thư giãn là một cách điều trị thở gấp

Có những cách nào để ngăn ngừa thở gấp?

Để thở gấp không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau để ngăn ngừa hiện tượng này:

  • Tự kiểm tra nhịp thở tại nhà để phát hiện kịp thời tình trạng thở gấp.
  • Tạo cho bản thân những thói quen lành mạnh như: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, xem phim, đạp xe, đi dạo,... để tránh cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Khi tập luyện thể dục, thể thao, nên khởi động kĩ càng và bắt đầu tập từ những bài nhẹ nhàng để cơ thể dần điều chỉnh nhịp thở.
  • Tránh xa những môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo,...
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ nếu mắc các bệnh về tim, phổi, viêm phế quản.
Thở gấp là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? 4
Ngủ đủ giấc giúp bạn có một trái tim và hệ hô hấp khỏe mạnh

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng thở gấp. Đây có thể chỉ là cảm giác trong một thời gian ngắn, cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về tim mạch và hô hấp. Vì vậy, bạn hãy luôn chuẩn bị cho bản thân những phương pháp để điều trị và phòng ngừa tình trạng này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin