Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi? Những lưu ý khi trẻ thay răng

Ngày 08/07/2024
Kích thước chữ

Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thay răng sữa, tuy nhiên do nhiều yếu tố, thời điểm thay răng có thể sớm hoặc muộn ở một số trẻ. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về quá trình thay răng sữa ở trẻ em.

Thay răng sữa có thể sớm hoặc muộn do nhiều yếu tố như cơ địa, cách chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày,… Để hiểu hơn về giai đoạn thay răng sữa ở trẻ, Nhà thuốc Long Châu mời quý phụ huynh tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Thay răng sữa là gì?

Quá trình thay răng sữa ở trẻ là khi răng bắt đầu lung lay, sau đó răng rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên tại vị trí răng sữa đã gãy. Thay răng sữa là một phần quan trọng, không thể thiếu trong giai đoạn phát triển, trưởng thành của mỗi đứa trẻ.

Răng có chứa năng giúp trẻ cắn, nhai thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Răng cũng giúp phát triển xương hàm cho trẻ, đóng vai trò không thể thay thế đối với quá trình giao tiếp, phát âm của trẻ khi lớn. Không chỉ vậy, răng còn đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tự tin, giúp khuôn mặt trẻ giữ được sự cân đối, tạo nét duyên dáng mỗi khi mỉm cười.

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi? Những lưu ý khi trẻ thay răng 1
Thay răng sữa là quá trình quan trọng khi răng sữa lung lay và rụng đi, thay thế vị trí đó là răng vĩnh viễn

Răng bắt đầu hình thành từ khi trẻ còn là thai nhi trong bụng mẹ nhưng không xuất hiện trong khoang miệng do chúng còn đang trong quá trình phát triển bên trong hàm, cụ thể là dưới nướu. Khi trẻ 6 tháng tuổi, răng sữa mới bắt đầu mọc lên.

Những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu rụng thường là 2 răng cửa hàm dưới và 2 răng cửa hàm trên, tiếp đến là các răng cửa bên, răng cối sữa, răng nanh,… Răng sữa thường không rụng cho đến khi trẻ bắt đầu quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nếu trẻ mất răng sữa quá sớm do sâu răng hoặc chấn thương vùng đầu,… có thể khiến các răng vĩnh viễn mọc chen chúc không đều, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Trẻ mấy tuổi bắt đầu thay răng sữa?

Một trong những câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất là trẻ bao nhiêu tuổi bắt đầu thay răng sữa. Vào độ 6 tuổi, chiếc răng sữa thay đầu tiên sẽ bắt đầu lung lay, sau khi nhổ răng sữa, răng vĩnh viễn tại vị trí này sẽ mọc lên. Hầu hết các trẻ đều sẽ thay răng cửa trước tiên.

Tuy vậy, quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể diễn ra chậm hơn. Với trẻ trong độ tuổi 6 – 11 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Có tổng cộng 20 chiếc răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, điều này có nghĩa là trong khoang miệng của trẻ, sẽ chỉ có 20 chiếc răng sữa. Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ở vị trí đã nhổ răng sữa khi trẻ 6 – 7 tuổi. Với những chiếc răng vĩnh viễn khác trong cung hàm, việc nhổ răng là không nên và có thể khiến trẻ mất răng vĩnh viễn.

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi? Những lưu ý khi trẻ thay răng 2
Thông thường, trẻ em thay răng sữa khi 6 tuổi

Nhìn chung, răng sữa của trẻ thường lung lay và rụng khi trẻ khoảng 6 tuổi với răng cửa giữa hàm trên và răng cửa giữa hàm dưới là những chiếc răng sữa đầu tiên rụng. Các răng nanh hàm dưới và hàm trên có thể sẽ rụng khi trẻ được 10 tuổi, cứ vậy lần lượt thay toàn bộ răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Quá trình thay răng sữa có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn so với độ tuổi trung bình, điều này là hoàn toàn bình thường và bố mẹ không nên quá lo lắng. Khi răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn sẽ nhanh chóng mọc lên trong vòng 3 tháng sau đó. Nếu không thấy răng vĩnh viễn mọc trong khoảng thời gian này, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để tiến hành thăm khám vì đôi khi có trường hợp trẻ bị thiếu răng, phổ biến nhất ở thiếu răng cửa bên, răng ngay cạnh răng cửa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm thay răng sữa

Một đứa trẻ có thể bắt đầu thay răng sữa sớm hoặc muộn do nhiều yếu tố như:

Yếu tố di truyền: Mã gen có ảnh hưởng nhất định đến việc thay răng sữa sớm hay muộn so với bình thường. Nếu bố mẹ, người thân thay răng sữa chậm hoặc nhanh hơn khi còn nhỏ thì khả năng cao trẻ cũng sẽ thay răng sữa chậm hoặc nhanh hơn giống bố mẹ.

Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn uống của mẹ trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng thai nhi, bao gồm cả sự phát triển răng sữa và quá trình thay răng sữa của trẻ. Trường hợp trẻ sinh non, mẹ bầu kiêng khem quá mức hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ kém cân đối có thể khiến việc hình thành răng bị rối loạn.

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi? Những lưu ý khi trẻ thay răng 3
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu có ảnh hưởng đến thời điểm thay răng sữa của trẻ

Thiếu mầm răng vĩnh viễn: Một số trường hợp ít gặp, trẻ có thể thay răng sữa chậm do thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm nên cho dù răng sữa có lung lay và rụng thì răng vĩnh viễn vẫn không có dấu hiệu mọc lên. Lúc này, trẻ cần được nha sĩ can thiệp để xử lý, tránh ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn xung quanh.

Lợi bị xơ hóa: Đối với một số trường hợp, nếu răng sữa của trẻ bị tổn thương quá nặng hoặc nhổ quá sớm do sâu răng có thể khiến nướu bị xơ cứng, cản trở quá trình mọc lên của răng vĩnh viễn.

Trẻ thay răng sữa sớm hoặc muộn có sao không?

Vấn đề thay răng sữa ở trẻ được nhiều ông bố, bà mẹ đặc biệt quan tâm. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa vào độ 6 tuổi. Nếu quá trình thay răng sữa diễn ra quá muộn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc trẻ mọc răng vĩnh viễn. Răng mọc lệch, mọc chen chúc nhau dẫn đến mất thẩm mỹ, giảm chức năng nhai của hàm.

Vì vậy, nếu thấy con thay răng sữa quá muộn, bố mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để tiến hành thăm khám và điều trị. Với trường hợp con thay răng sữa quá sớm cũng có những ảnh hưởng tương tự nên các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Cách tốt nhất để kiểm soát hiệu quả quá trình thay răng sữa của trẻ là đưa bé thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần nhằm kịp thời phát hiện vấn đề và can thiệp điều trị sớm nhất có thể.

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi? Những lưu ý khi trẻ thay răng 4
Bố mẹ nên cho bé khám răng định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị vấn đề răng miệng

Trên đây là một số vấn đề bố mẹ cần lưu ý về việc thay răng sữa ở trẻ. Khi thấy răng bé bắt đầu lung lay, bạn nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ nhổ răng sữa, đồng thời thăm khám sơ bộ tình trạng răng miệng, quá trình thay răng sữa của trẻ, đảm bảo răng bé sau này đều và đẹp như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin