Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao?

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bất kỳ chiếc răng nào trước khi mọc cũng đều xuất hiện mầm răng. Vì thế, trường hợp thiếu mầm răng cần được lưu ý và khắc phục để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn chất lượng cuộc sống.

Thiếu mầm răng vĩnh viễn không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này cần được phát hiện sớm, đặc biệt là trẻ nhỏ để khám nha khoa khắc phục kịp thời.

Mầm răng là gì và hình thành ra sao?

Rất nhiều người có thể chưa biết mầm răng là gì. Đây là tổ hợp nhiều tế bào tạo nên cấu trúc răng hoàn chỉnh, chúng phát triển từ niêm mạc và dần cố định trong xương hàm.

Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 1
Mầm răng là gì là mối quan tâm của nhiều người

Mầm răng sẽ hình thành qua ba giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn nụ (giai đoạn tăng sinh)

Giai đoạn đầu của quá trình phát triển mầm răng được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một cụm tế bào biểu mô hình cầu, được gọi là cơ quan chồi men. Những tế bào này có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô của lá răng, tạo tiền đề cho cấu trúc tương lai của răng.

Giai đoạn chỏm

Tiến triển từ giai đoạn nụ, sự phát triển của mầm răng sẽ đến giai đoạn chỏm. Tại đây, các tế bào ngoại trung mô, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mô liên kết, bắt đầu hình thành nhú răng. Khi chúng kết hợp với cơ quan hình nụ lõm xuống sẽ tạo thành một chỏm trên nhú răng. Các tế bào xung quanh phần nhú răng và men răng sau đó sẽ tiến hành phân chia tạo lớp tế bào ngoại trung mô tụ đặc (hay còn gọi là túi răng).

Giai đoạn chuông

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của mầm răng là giai đoạn chuông, được đánh dấu bằng sự phát triển và biệt hóa đáng kể của mầm răng. Trong giai đoạn này, kích thước mầm răng dần lớn lên, phát triển theo thứ tự sau:

  • Trong 45 đến 48 ngày đầu tiên, sườn vòm miệng còn ở hai bên lưỡi.
  • Đến tuần thứ tám, sườn vòm miệng hình thành chỏm răng, vách mũi, túi răng và nhú răng.
  • Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 16, vòm miệng thứ cấp bắt đầu xương hóa, báo trước sự xuất hiện của xương hàm trên và hàm dưới. Điều này tạo tiền đề cho sự hình thành các chất cứng của răng, đỉnh điểm là sự phát triển của mầm răng.
Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 2
Mầm răng được cấu tạo đầy đủ

Thiếu mầm răng vĩnh viễn là gì?

Thông thường, mỗi người chúng ta có 20 chiếc răng sữa cũng như 32 chiếc răng vĩnh viễn được mọc trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải tất cả đều diễn ra thuận lợi, một số người sẽ gặp tình trạng thiếu mầm răng vĩnh viễn khi có một/nhiều răng không mọc trên cung hàm.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu mầm răng vĩnh viễn như

  • Khuyết điểm về gen: Những khuyết điểm về gen như gen PAX9, EDA, MSX1 có thể khiến một người thiếu mầm răng.
  • Mắc hội chứng và bệnh lý: Hội chứng Oligodontia (hội chứng thiếu nhiều răng), Anodontia (hội chứng không có răng) hay tình trạng hở môi vòm miệng đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu mầm răng.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc di truyền: Thiếu mầm răng vĩnh viễn ở một người cũng có thể do nguyên nhân bị thiếu dinh dưỡng hoặc do di truyền từ người thân.
  • Ảnh hưởng thai kỳ: Thai phụ điều trị bệnh rubella hoặc có dùng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đối với quá trình hình thành mầm răng ở thai nhi.
  • Thuốc lá và chất gây nghiện: Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện khác đều có thể khiến trẻ bị thiếu mầm răng sau khi chào đời.
  • Nhổ nhầm răng sữa: Trong một số trường hợp nhổ nhầm răng sữa cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng vĩnh viễn của trẻ không mọc lên được.
  • Rối loạn trong phát triển, chấn thương hoặc điều trị tia phóng xạ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành mầm răng ở trẻ nhỏ.
Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 3
Nhổ nhầm răng sữa cũng làm thiếu mầm răng

Những tác hại không ngờ khi thiếu mầm răng vĩnh viễn

Khi thiếu mầm răng vĩnh viễn sẽ gây ra những tác hại gì? Theo nha sĩ, hiện tượng bất thường này sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe, bao gồm:

Ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ

Thiếu mầm răng vĩnh viễn sẽ dẫn đến việc xuất hiện nhiều khoảng trống tại các vị trí răng vĩnh viễn không mọc lên trên cung hàm. Mặt khác, các răng còn lại cũng sẽ mọc sai vị trí, kéo theo tình trạng răng lệch lạc gây mất thẩm mỹ.

Sai lệch khớp cắn

Tại vị trí thiếu mầm răng, răng vĩnh viễn không mọc kéo theo việc các răng xung quanh mọc lệch lạc. Đây là nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ gương mặt.

Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 4
Mầm răng thiếu vĩnh viễn gây sai lệch khớp cắn

Tiêu xương ổ răng

Việc răng thiếu sẽ khiến xương hàm kém phát triển vì giảm tác động lực khi ăn nhai. Hậu quả là xương hàm có khả năng tiêu mất, gây ra tiêu xương ổ răng, lợi và chân răng bị tụt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Nướu tại vị trí răng không mọc sẽ dễ bị tổn thương khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Chưa kể tình trạng thức ăn dễ mắc vào các kẽ hở trên hàm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

Cách khắc phục tình trạng thiếu mầm răng vĩnh viễn

Thiếu mầm răng vĩnh viễn cần được khắc phục càng sớm càng tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nha sĩ sẽ thăm khám, tùy từng trường hợp cụ thể mà chỉ định phương pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp không có mầm răng

Một số biện pháp khắc phục có thể áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân không có mầm răng vĩnh viễn bẩm sinh như sau:

Niềng răng kết hợp cấy ghép Implant

Bệnh nhân thiếu mầm răng bẩm sinh có thể tiến hành niềng răng tạo khoảng trống, sau đó cắm Implant để mang lại hiệu quả tối ưu về khớp cắn và sức khỏe răng miệng.

Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 5
Mầm răng thiếu có thể dùng phương pháp niềng răng để phục hồi

Trong một số trường hợp bệnh nhân không có mầm răng vĩnh viễn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định chỉ thực hiện niềng răng mà không cần cấy ghép Implant.

Các giải pháp chỉnh nha cụ thể sẽ dựa trên từng trường hợp để làm răng trên cung hàm khít lại hoàn toàn hay phải mở thêm khoảng trống để trồng răng.

Hàm giả tháo lắp

Với những bệnh nhân cao tuổi không muốn thực hiện quá nhiều thủ tục y tế thì có thể thực hiện giải pháp hàm giả tháo lắp.

Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích vì sử dụng hàm giả tháo lắp không thể phục hình mầm răng hay ngăn chặn được tác hại do không có răng.

Cầu răng sứ

Trường hợp răng bị dị dạng bất thường về hình dáng, kích thước, răng bị thiếu men răng, ngà răng thì biện pháp làm cầu răng sứ sẽ phù hợp. Phương pháp này cũng được thực hiện khắc phục tình trạng răng sâu nặng đã hư hoặc răng chết tủy.

Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn phải làm sao? 6
Cầu răng sứ thích hợp với người thiếu mầm răng

Trường hợp có mầm răng nhưng răng vĩnh viễn không mọc

Với những bệnh nhân mầm răng vĩnh viễn có tồn tại trong xương hàm nhưng răng không mọc lên, hay nói cách khác là răng bị mọc ngầm trong xương hàm và không thể tự nảy lên qua nướu, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc chỉ định biện pháp niềng răng nhằm tạo khoảng để bộc lộ răng ngầm trong xương.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mầm răng cũng như những tác hại khi thiếu mầm răng vĩnh viễn. Khi có bất kỳ bất thường nào trong khoang miệng, việc cần làm là đi khám nha sĩ sớm để được thăm khám. Tùy trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn hướng xử lý phù hợp đảm bảo mang lại cho bạn kết quả tối ưu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin