Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng xử trí

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là tình trạng khá phổ biến, nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh thường khá dai dẳng và gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là gì? Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh ra sao? Và hướng xử trí khi trẻ bị cảm lạnh như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nhiều mẹ lo lắng: Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Trên thực tế việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh không khó. Việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức về bệnh cảm lạnh. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí cảm lạnh ở trẻ sơ sinh nhé.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh là bệnh liên quan đến đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng. Tuy không quá nguy hiểm và ít gây biến chứng song bệnh cũng gây ra những triệu chứng khó chịu. Nguyên nhân chính gây bệnh cảm lạnh là các loại virus, thường gặp nhất là virus rhinovirus. Trên thực tế, cảm lạnh có thể tự khỏi chỉ sau 1 tuần. Một câu hỏi đặt ra: Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh?

Trẻ sơ sinh thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bởi, khi mới chào đời, hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hoàn thiện cũng như thích nghi với môi trường mới. Lúc này, sức đề kháng của trẻ yếu, rất dễ bị virus xâm nhiễm và gây cảm lạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay có hơn 200 loại virus gây bệnh cảm lạnh, song phần lớn trong số đó có tác dụng cải thiện và tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh vào nhiều thời điểm trong năm, nhất là khi thời tiết giao mùa. Theo thống kê, trung bình khoảng 8 - 10 đợt/năm trong 2 năm đầu đời trẻ bị cảm lạnh. Tần số mắc bệnh cảm lạnh sẽ giảm dần theo thời gian khi trẻ trưởng thành hơn. Việc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm thanh khí phế quản, viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí 1Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, trong đó phải kể đến:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
  • Virus - nguyên nhân gây bệnh thường có mặt trong không khí, hoặc trên các đồ vật trong một thời gian ngắn. Vì vậy, dù trẻ không tiếp xúc với người nhiễm bệnh nhưng vẫn có nguy cơ mắc cảm lạnh cao.
  • Dị ứng với thời tiết hoặc trong môi trường không khí có nhiều bụi, khói thuốc.
  • Thời tiết lạnh khiến trẻ nhiễm lạnh do không khí khô và trẻ ở ngoài trời lâu, nhiều gió.
  • Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ có hệ miễn dịch tốt hơn rất nhiều so với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu cũng như hệ enzym cần thiết, nhờ vậy giúp trẻ phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ được kế thừa miễn dịch đối với những bệnh mà trước đây mẹ từng mắc phải. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ sơ sinh sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí 2Virus là nguyên nhân hàng đầu gây cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc cảm lạnh khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc môi trường xung quanh không tốt. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến trẻ nhiều hơn, đặc biệt là khi trẻ có các dấu hiệu như:

  • Chảy nước mũi là triệu chứng đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Trong những ngày đầu, nước mũi hay chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ loãng, có màu trong; ở những ngày sau đó, nước mũi sẽ đặc hơn và có màu vàng xanh. Lúc này trẻ rất dễ bị nghẹt mũi và khó chịu.
  • Ho, trẻ thường ho nhiều hơn vào buổi tối.
  • Hắt xì hơi liên tục.
  • Ăn uống kém hơn bình thường, không muốn bú sữa mẹ hoặc bú bình.
  • Hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Không hoạt bát như thường ngày. Trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
  • Trẻ có thể có sốt nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí 3Trẻ hay quấy khóc là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Hướng xử trí khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Đối với cảm lạnh thông thường, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và máu khỏi bệnh hơn:

  • Cho bé bú mẹ tích cực hoặc uống sữa công thức.
  • Rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Mẹ cũng có thể dùng bình hút chuyên dụng để hút sạch dịch tiết từ mũi ra, từ đó giúp bé dễ chịu hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc khăn ẩm trong phòng của trẻ để tạo môi trường giữ ẩm cho không khí.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mẹ.

Bên cạnh đó, một số việc mẹ không nên thực hiện khi trẻ bị cảm lạnh như:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cảm lạnh bởi kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh do virus gây nên.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi có sự cho phép của bác sĩ. Không sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Không sử dụng các loại thuốc giảm ho.
  • Không nên đặt trẻ ở tư thế nằm sấp khi ngủ, ngay cả khi trẻ đang bị nghẹt mũi.

Trong trường hợp áp dụng các cách trên mà tình trạng của trẻ không được cải thiện kèm theo việc xuất hiện một số dấu hiệu bất thường thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nặng nề về sau. Một số dấu hiệu bất thường phải kể đến đó là:

  • Sốt cao: Đối với trẻ trong độ tuổi từ 2 - 3 tháng tuổi sốt từ 38 độ C trở lên, trẻ lớn hơn sốt trên 39 độ C. Ở bất kỳ độ tuổi nào nếu sốt cao và kéo dài đều nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.
  • Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da.
  • Trẻ nôn mửa, có thể kèm tiêu chảy.
  • Ho kéo dài và nhiều đờm. Đờm của trẻ có màu vàng xanh, đặc hoặc đờm có máu.
  • Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở khò khè.
  • Trẻ bị mất nước nhận biết bằng dấu hiệu môi khô, bú mẹ háo hức, nếp véo da mất chậm…
  • Mệt mỏi, bú kém hoặc không bú.
  • Các đầu ngón tay hoặc môi có dấu hiệu tím tái.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí 4Trẻ sơ sinh sốt trên 38 độ C cần được đưa đến bác sĩ

Cách phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ sơ sinh, mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có sức đề kháng cao hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài.
  • Không để trẻ gần hoặc tiếp xúc với những người mắc cảm lạnh.
  • Rửa tay với xà phòng trước khi chạm vào trẻ hoặc bế trẻ.
  • Thường xuyên rửa tay và vệ sinh tay cho trẻ.
  • Tránh cho trẻ những nơi tập trung đông người bởi điều này có làm khiến trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Ở thời điểm giao mùa, mẹ cần giữ ấm cho trẻ một cách linh hoạt.

Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên truy cập trang web của Nhà Thuốc mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết sức khỏe khác bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin