Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không? Các biện pháp xử lý nhanh

Ngày 04/09/2024
Kích thước chữ

Nấc hay là một hiện tượng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin rõ hơn về trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không và một số biện pháp xử lý hiệu quả.

Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong ba tháng đầu đời. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc vì cho rằng những cơn nấc này là hoàn toàn bình thường, không phải bệnh lý nghiêm trọng. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không, ba mẹ cần phải làm gì để trẻ hết nấc?

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nấc?

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nấc là do trẻ ăn quá no hoặc nuốt quá nhiều khí. Khi trẻ sơ sinh ăn quá no hoặc nuốt nhiều khí trong khi ăn sẽ gây ra phản xạ tự nhiên là nấc. Đặc biệt, hiện tượng nấc này sẽ thường gặp hơn đối với những trẻ được cho ăn bằng cách bú bình.

Khi bú bình không đúng cách, trẻ rất dễ nuốt vào dạ dày một lượng không khí đáng kể, đến một ngưỡng nhất định, lượng không khí này sẽ kích thích co thắt cơ hoành gây ra tình trạng nấc. Trẻ bú mẹ quá nhanh hoặc khi vừa quấy khóc mẹ đã cho bú ngay lập tức cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không? Các biện pháp xử lý nhanh 1
Trẻ sơ sinh bị nấc nguyên nhân chính là do ăn quá no hoặc nuốt quá nhiều khí

Ngoài ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cũng có thể do nhiều nhiều nguyên nhân khác như:

  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Dạ dày cũng như các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, axit có trong dạ dày quay ngược lại đi vào thực quản cũng sẽ gây nấc.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Thời tiết trở lạnh, nhiệt độ không khí thay đổi một cách đột ngột nhưng bé lại không được giữ ấm đúng cách có thể khiến cho không khí lạnh ở bên ngoài đi vào trong phổi, tạo ra tiếng nấc cụt.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc như trẻ bị bệnh hen suyễn, bị dị ứng hoặc hít phải không khí ô nhiễm,…

Trẻ sơ sinh bị nấc liên tục có sao không?

Nấc cụt không gây ra ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ thuyên giảm một cách tự nhiên sau một thời gian. Theo các nghiên cứu đã được thực hiện, các chuyên gia đánh giá rằng nấc cụt là hoạt động cần thiết trong quá trình phát triển trí não, hô hấp và phản xạ của trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không? Các biện pháp xử lý nhanh 2
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng

Nấc sẽ tự hết sau 5 - 10 phút hoặc một giờ mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, nấc có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị bệnh nặng nếu ngoài nấc cụt trẻ còn có các triệu chứng khó chịu rõ ràng khác như quấy khóc, cáu gắt, sốt dai dẳng,... khi đó cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám để được tư vấn và thăm khám.

Các biện pháp cải thiện khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Phần lớn tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc là các phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Ba mẹ có thể tham khảo các cách sau đây để cải thiện tình trạng trên ở nhà cho trẻ:

  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu: Trong 6 tháng đầu đời, bạn nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều này giúp ngăn ngừa các nguyên nhân gây nấc ở trẻ bú bình. Trong trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, để ngăn ngừa tình trạng nấc thường xuyên cha mẹ hãy cho trẻ uống nước một cách từ từ từng ngụm nhỏ.
  • Dùng hai ngón tay trỏ bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé: bóp nhẹ trong khoảng nửa phút, đồng thời giữ miệng bé khép lại từ 2 - 3 giây. Lặp lại động tác này 15 - 20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần cách nhau khoảng 3 giây.
  • Thay đổi tư thế khi bú cho trẻ: Đổi tay hoặc đổi cách bế để tránh không khí vào miệng và dạ dày bé. Có thể vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ một cách nhẹ nhàng và dứt khoát giúp tránh trào ngược dạ dày và ợ hơi ra, từ đó giúp trẻ sơ sinh hết nấc.
  • Nếu bé đang trong quá trình ăn dặm thì ba mẹ có thể cho một ít đường vào lưỡi bé. Các hạt đường cùng vị ngọt của nó sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt của cơ hoành.
  • Hạn chế sử dụng núm vú có kích thước quá lớn cho bé vì có thể làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.
Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không? Các biện pháp xử lý nhanh 3
Ba mẹ có thể vỗ nhẹ lưng của trẻ sơ sinh để giúp bé hết nấc

Phòng tránh nấc ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nấc sẽ làm gián đoạn quá trình ăn uống. Để hạn chế bị nấc cụt ba mẹ cần nhớ các cách phòng nấc cho trẻ sau đây:

  • Không để trẻ quá đói mới cho ăn, bên cạnh đó cũng hạn chế cho bé bú quá no. Có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ thành nhiều đợt, sau khi ăn mẹ hãy bế và giữ cao đầu cho trẻ trong khoảng 10 phút.
  • Đảm bảo nhiệt độ không khí trong phòng bé luôn ổn định, không để trẻ bị nhiễm lạnh. Khi thời tiết chuyển lạnh có gió mùa, ba mẹ có thể choàng thêm một chiếc khăn mỏng vào cổ để tránh gió cho trẻ. Cần khép lại các cửa sổ để ngăn gió lùa thổi trực tiếp, hạn chế trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Mẹ cũng có thể cho trẻ ngậm kẹo gừng nếu bé đã có thể ăn kẹo thuần thục hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy và 2 dái tai bé.
  • Khi tắm, nhiệt độ nước tắm không được chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài phòng tắm, có thể sử dụng máy sưởi để phòng ấm hơn. Tuyệt đối không được dùng than, lò than để trong phòng thiếu gió.
Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không? Các biện pháp xử lý nhanh 4
Ba mẹ có thể choàng thêm một chiếc khăn mỏng vào cổ vào mùa lạnh để tránh gió cho trẻ

Các lưu ý cần biết khi trẻ sơ sinh bị nấc

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp trên, Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, ba mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không được kéo lưỡi của trẻ:  Không ít ba mẹ thường có thói quen kéo lưỡi trẻ khi nhận thấy trẻ bị nấc, tuy nhiên, việc làm này không thể chấm dứt cơn nấc ở trẻ. Thậm chí nếu thực hiện mạnh tay, trẻ có thể bị hoảng sợ, quấy khóc từ đó ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
  • Xóc người trẻ: Khi trẻ bị nấc, bạn nên để trẻ nằm thẳng hoặc bế nhẹ nhàng và vỗ nhẹ vào lưng, tốt nhất là để bé nằm nghỉ ngơi thoải mái và tránh sự rung lắc. Việc xóc người có thể khiến cơ thể trẻ rung lắc mạnh, làm cơn nấc trở nên khó chịu hơn và có thể gây nguy hiểm cho não bộ của trẻ.
  • Cho trẻ uống nước lạnh: Không nên cho trẻ uống nước lạnh, nước ở nhiệt độ bình thường khi trẻ đang bị nấc bơi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, dễ bị kích ứng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ những thông tin và mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh bị nấc một cách an toàn và đạt hiệu quả nhất cho bé yêu của mình.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.