Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều vấn đề xoay quanh trẻ sơ sinh khiến các bậc cha mẹ quan tâm, một trong số đó là thói quen thè lưỡi. Vậy trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không? Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp giúp bố mẹ!
Trẻ sơ sinh thường có nhiều cách để sử dụng miệng của mình, chẳng hạn như thè lưỡi hay nhai miệng. Bố mẹ rất quan ngại không biết đây có phải hiện tượng bình thường hay không hay là triệu chứng của một vấn đề bất thường nào đó. Trên thực tế, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là hành vi bình thường. Mặc dù vậy, đôi khi nó lại là tín hiệu nào đó mà bé muốn truyền tải đến bố mẹ.
Bất kỳ đứa trẻ nào khi mới sinh ra cũng sẽ học cách khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên. Vì thế, việc trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên và hết sức bình thường. Đây cũng phần nào giải thích được lý do bé biết bú mẹ rất giỏi ngay từ khi chào đời dù chẳng có ai dạy bảo. Kể cả khi được cho bú bình thì kỹ năng mút của bé cũng rất tốt.
Thông thường, việc đẩy lưỡi ra ngoài do phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh thường phổ biến khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do vậy, bố mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, hành vi thè lưỡi ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác mà các bậc phụ huynh cần quan sát để can thiệp kịp thời.
Trẻ sơ sinh từ 5 đến 7 tháng tuổi sẽ chấm dứt hành vi hay thè lưỡi. Nếu bé vẫn tiếp tục thè lưỡi dù đã lớn hơn thì có thể là do các nguyên nhân sau đây:
Theo các nghiên cứu, người lớn thường thè lưỡi trêu chọc khi chơi với em bé. Trẻ thấy vậy sẽ bắt chước theo và tỏ ra hào hứng với trò chơi này. Vì vậy, nếu người lớn trong gia đình thường chơi đùa với bé theo cách này thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Trẻ em rất thông minh. Dù chưa biết nói nhưng bé sẽ biết cách biểu hiện cảm xúc của mình qua khuôn mặt, tay chân hoặc giọng điệu để báo cho người lớn biết nhu cầu của mình. Nếu bé thè lưỡi kèm theo những âm thanh đặc trưng khác nhau ở mỗi đứa trẻ thì đó có thể là lúc bé đang bị đói. Đôi khi, bé cũng có thể liên tục đẩy lưỡi ra ngoài khi đang no để báo hiệu cho mẹ biết và không ép bé ăn nữa.
Nếu thức ăn quá cứng được đưa vào miệng, trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy nó ra ngoài. Điều này có nghĩa là bé chưa nhai được hoặc không thích món ăn này. Khi thấy trẻ bỗng nhiên dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra ngoài, đó có thể là món ăn cứng hơn so với khả năng nhai của trẻ. Mẹ nên chế biến thức ăn nhuyễn hơn hoặc tập cho trẻ ăn vài lần để bé thích nghi được độ cứng của món ăn đó.
Trẻ thở bằng miệng sẽ đi kèm với hành vi thè lưỡi. Việc thở bằng miệng diễn ra khi bé mắc bệnh cảm lạnh, ho, dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan… Bố mẹ hãy chú ý để điều trị bệnh kịp thời, tránh khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
Macroglossia là một thuật ngữ trong y khoa để chỉ tật lưỡi to. Trong 14.000 ca sinh trên toàn thế giới chỉ có 1 trường hợp mắc tật này, vì thế đây là một chứng dị tật hiếm gặp.
Tật lưỡi to Macroglossia là tật mà bé có một chiếc lưỡi to bất thường, có thể gấp đôi kích thước miệng. Những đứa trẻ mắc tật này thường hay thè lưỡi và gặp khó khăn trong việc ngâm miệng. Lưỡi của bé lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài môi. Dị tật này còn có khả năng là dấu hiệu của hội chứng Down, Beckwith - Wiedemann (tăng trưởng bất thường), khối u vòm miệng, một dấu hiệu bất thường nào đó trong khoang miệng trẻ. Thêm vào đó, nếu gia đình có người bị tật lưỡi to thì cũng có thể di truyền sang trẻ.
Micrognathia là hội chứng hàm nhỏ khá hiếm gặp. Trẻ bị hội chứng này sẽ gặp tình trạng hàm dưới nhỏ hơn so với những đứa trẻ bình thường dẫn đến hiện tượng răng lưỡi sắp xếp lộn xộn, không đồng đều. Vì thế, trẻ sơ sinh sẽ hay thè lưỡi ra ngoài mà không thể tự kiểm soát được. Hội chứng hàm nhỏ có thể khiến trẻ hay lè lưỡi
Những đứa bé bị hội chứng hàm nhỏ cần được dùng núm vú đặc biệt khi cho ăn để bú được đúng cách. Hội chứng này có thể được cải thiện trong quá trình bé trưởng thành, nhất là giai đoạn dậy thì.
Mặc dù vậy, hội chứng hàm nhỏ có thể là dấu hiệu trẻ bị sứt môi hoặc các hội chứng khác như bệnh trisomy 13 (Thừa một nhiễm sắc thể số 13), trisomy 18 (Hội chứng Edward - Thừa một nhiễm sắc thể số 18), bệnh marfan (Rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết của cơ thể), hội chứng pierre robin (Cằm lẹm)…
Giảm trương lực (Hypotonia) là tên gọi của hội chứng trẻ mềm oặt. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị rối loạn trương lực cơ do sức cơ giảm. Một số cơ trên cơ thể, kể cả hoạt động của lưỡi sẽ bị ảnh hưởng khi bé bị hội chứng này. Trẻ thường khó điều khiển lưỡi nên hay lè lưỡi ra khỏi miệng.
Dù không phải là một rối loạn y tế cụ thể nhưng giảm trương lực hypotonia còn là biểu hiện tiềm tàng của nhiều bệnh lý như Down, Rett (Rối loạn phát triển và thần kinh di truyền), prader-Willi (Rối loạn mất chức năng 1 gen trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 15).
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là một dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh down. Những bé mắc hội chứng down thường có trương lực cơ thấp, hàm rất nhỏ khiến cho lưỡi tự động thè ra ngoài không thể kiểm soát. Nếu như bé có hiện tượng lưỡi to hoặc lồi đơn thuần thì cũng chưa phải là đặc điểm để chẩn đoán bé bị down, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.
Xem thêm: Xét nghiệm nipt
Trong trường hợp bố mẹ thấy trẻ thè lưỡi quá nhiều kèm thêm chảy nước dãi hoặc các hành động kỳ lạ thì cần đưa bé đi khám bác sĩ. Đây có thể là các dấu hiệu cho thấy bé có thể bị down, dị tật tim hay chậm phát triển.
Trẻ sơ sinh đôi khi thích làm những điều kỳ lạ mà người lớn không thể hiểu hết được. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề trẻ sơ sinh hay lè lưỡi. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên thè lưỡi kèm theo nhiều dấu hiệu khác như bỏ bú, bú ít, thở nhanh, khò khè, liên tục quấy khóc thì phụ huynh hãy đưa bé đi kiểm tra kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.