Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ?

Ngày 08/10/2024
Kích thước chữ

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện khác lạ trong các hành vi và hoạt động hàng ngày. Vậy trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Đây là vấn đề gây ra nhiều lo lắng và nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh ở trẻ tự kỷ và giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không đang là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh khi nghi ngờ con mình đang có những dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Để hiểu sâu hơn về khía cạnh trên, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề “trẻ tự kỷ có bám mẹ không?”, bạn đọc cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ. Theo đó, tự kỷ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Đây là một dạng rối loạn phát triển thần kinh do xuất hiện những đoạn nhiễm sắc thể bất thường trong bộ gen. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Di truyền: Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ. Não bộ có thể bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ khi có gen bị lỗi.
  • Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ. Chẳng hạn như rượu bia, ma túy, thuốc lá…
  • Người mẹ mắc phải một số bệnh lý như béo phì, tiểu đường, Rubella, bệnh tuyến giáp… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
  • Nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ tăng cao nếu trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng nề do các hóa chất độc hại.
  • Sự giáo dục của gia đình cũng được xem làm một nhân tố quan trọng dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nếu không nhận được sự quan tâm và chăm sóc của gia đình.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Vậy trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ? 1
Xảy ra bất thường ở gen có thể dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Ở một đứa trẻ phát triển một cách bình thường thì thường rất bám mẹ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 10 - 11 tháng tuổi. Bởi lúc này, trẻ thường rất khó bảo, luôn muốn ở bên mẹ và sợ hãi khi phải xa mẹ. Đây là tâm lý và hành động bình thường trong quá trình phát triển của bé.

Tuy nhiên, ở những trẻ bị tử kỷ sẽ không có biểu hiện bám mẹ. Do đó, với thắc mắc “trẻ tự kỷ có bám mẹ không?” thì câu trả lời là không nhé. Vậy tại sao trẻ tự kỷ lại không thích bám mẹ? Trẻ bị tự kỷ không thích bám mẹ vì một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ tự kỷ thường có xu hướng chìm đắm vào thế giới riêng của bản thân và không quan tâm đến những người xung quanh. Vì thế, những người thâm xung quanh, bao gồm cả mẹ thì trẻ bị tự kỷ cũng không muốn giao tiếp.
  • Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và cũng không thể tương tác được với người khác như những trẻ bình thường. Do đó, trẻ thường không có xu hướng muốn thân thiết hay bám lấy bất kỳ ai, bao gồm cả cha mẹ hay ông bà.
  • Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp, từ đó khiến trẻ trở nên lười giao tiếp, ngày càng trở nên ít nói, lầm lì và chỉ muốn ở một nên sẽ không muốn bám mẹ.
Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ? 2
Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Những biểu hiện khác ở tự kỷ

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề “trẻ tự kỷ có bám mẹ không?” thì phụ huynh cũng nên nắm được các biểu hiện khác của chứng tự kỷ ở trẻ. Bởi không thể khẳng định có bị tự kỷ hay không chỉ dựa vào dấu hiệu trẻ không bám mẹ. Dưới đây là một số biểu hiện khác của trẻ bị tự kỷ mà bạn nên biết:

Bất thường về ngôn ngữ

Những trẻ mắc phải chứng tự kỷ thường có dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ như:

  • Trẻ chậm nói, chỉ nói khi đòi đi hoặc đòi ăn.
  • Trước đó thì có nói nhưng sau lại không nói nữa cho dù được dạy cũng không nói theo.
  • Nhại lại lời người khác hoặc phát ra âm vô nghĩa một cách vô thức.
  • Trẻ thường chỉ hỏi đi hỏi lại một câu nhiều lần hoặc không biết đặt câu hỏi.
  • Không biết đối đáp lại như thế nào hoặc không thể kể lại những gì đã nhìn thấy hay đã làm gì.
  • Giọng nói lơ lớ, nói nhịu, nói quá nhanh hoặc nói rất to, thiếu âm điệu và không diễn cảm.
Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ? 3
Trẻ tự kỷ thường bị chậm nói

Bất thường về hành vi

Trẻ tự kỷ có những biểu hiện bất thường về hành vi như:

  • Thường đi kiểu kiễng gót chân hay quay tròn người, đi nhảy chân sáo, chạy vòng quanh hoặc nhảy lên.
  • Có những hành vi lạ như nhìn nghiêng, tự nhìn ngắm chân tay mình, lắc lư người rất lâu.
  • Có những thói quen bất thường như phải ngồi đúng 1 chỗ, đi đúng 1 đường và mặc đúng 1 bộ đồ.

Xuất hiện một số khả năng đặc biệt

Ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện một số khả năng đặc biệt như:

  • Có trí nhớ rất tốt, chẳng hạn như nhớ được tất cả các loại xe, các số điện thoại hoặc nhớ đúng vị trí của đồ vật…
  • Thuộc lòng rất nhanh lời các bài hát, chơi trò chơi hoặc nhạc cụ rất giỏi.
  • Thực hiện tính nhẩm các bài toán rất nhanh, bắt chước các động tác một cách thuần thục trong thời gian rất ngắn.

Xuất hiện dấu hiệu rối loạn cảm giác và ăn uống

Trẻ bị tự kỷ có thể xuất hiện một số dấu hiệu rối loạn cảm giác hoặc ăn uống như:

  • Khi nghe thấy tiếng động to thì trẻ tự kỷ sẽ bị sợ hoặc khóc thét và bịt chặt tai.
  • Thường xuyên trốn vào góc hoặc che mắt khi thấy ánh sáng mạnh.
  • Đặc biệt sợ một số mùi bị.
  • Cực kỳ nhạy cảm với các âm thanh xung quanh.
  • Sợ hãi khi được cắt tóc, gội đầu, không thích ăn uống cùng người khác hoặc không thích bị người khác chạm vào cơ thể…
  • Xuất hiện chứng rối loạn ăn uống với biểu hiện kén ăn, chán ăn, nôn ói…

Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ?

Trẻ tự kỷ thường rất khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội. Một số trường hợp trẻ bị tự kỷ không thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi, từ đó có thể gây tổn thương cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.

Trẻ tự kỷ không thể phát triển một cách bình thường trong tương lai nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, đồng thời có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, điều quan trọng nhất khi phát hiện ra trẻ bị tự kỷ là tiến hành can thiệp điều trị bằng các biện pháp phù hợp càng sớm càng tốt. Vậy cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ?

Như đã nói ở trên, nếu trẻ có biểu hiện không bám mẹ thì không thể khẳng định chắc chắn trẻ bị tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ không bám mẹ và xuất hiện thêm những dấu hiệu của chứng tự kỷ như ở trên thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ xác định chính xác trẻ có bị tự kỷ hay không.

Khi trẻ được chẩn đoán chắc chắn bị tự kỷ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm tăng khả năng khỏi bệnh cho trẻ bị tự kỷ. Sau điều trị, trẻ vẫn có thể phát triển một cách bình thường, có được một cuộc sống độc lập và hòa nhập với xã hội rất tốt.

Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Cần làm gì khi trẻ tự kỷ không thích tiếp xúc với mẹ? 4
Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có biểu hiện của chứng tự kỷ

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “trẻ tự kỷ có bám mẹ không?’’. Hy vọng thông qua bài viết, cha mẹ đã có thêm những kiến thức thiết thực để chăm sóc cũng như hỗ trợ trẻ tự kỷ phục hồi tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin