Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi từ trong ra ngoài khi mang thai. Một trong số đó chính là mọc nhiều mụn do thay đổi nội tiết tố, do dùng thuốc hay chế độ dinh dưỡng. Và mọi bà bầu đều muốn biết cách trị mụn khi mang thai.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi từ bên trong đến bên ngoài. Một trong những thay đổi thường gặp là bà bầu bị mụn khi mang thai. Những người chưa từng bị mụn bỗng dưng nổi mụn khi mang thai. Những người trước đây có mụn, mụn nổi nhiều hơn. Vậy đâu là cách trị mụn khi mang thai an toàn, hiệu quả?
Có nhiều lý do khiến bà bầu bị mụn trứng cá khi mang thai như:
Ở phụ nữ mang thai, nồng độ các hormone trong cơ thể như progesterone và estrogen, hormone androgen đều gia tăng. Đặc biệt, nồng độ hormone androgen tăng cao hơn bình thường khiến da tăng sản xuất dầu nhờn. Dầu nhờn này làm lỗ chân lông bít tắc, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và hình thành thành mụn trứng cá.
Làn da của phụ nữ mang thai cũng nhạy cảm hơn bình thường. Họ có thể bị kích ứng với chính loại mỹ phẩm trước đây mình vẫn quen dùng. Tình trạng mọc mụn ở thai phụ đôi khi cũng là do mỹ phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm trang điểm.
Những bà bầu bị mụn trong thai kỳ cũng thường là người từng bị mụn trứng cá trước đây hoặc hay bị nổi mụn như một triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu cũng nhạy cảm khác thường. Khi hệ miễn dịch của làn da suy yếu, các vi khuẩn dễ tấn công làn da và gây mụn.
Thói quen ăn uống, khẩu vị của nhiều bà bầu bỗng thay đổi chóng mặt khi họ mang thai. Những bà bầu ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng cũng dễ bị mụn trứng cá.
Những cơn ốm nghén vật vã, cảm giác đau vùng chậu, triệu chứng đi tiểu nhiều khi thai nhi lớn dần lên,… sẽ khiến bà bầu mất ngủ, ngủ ít. Đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, khiến hormone melatonin bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương trên da. Vì vậy, bà bầu bị mất ngủ sẽ rất khó trị mụn trứng cá.
Các áp lực về kinh tế, cuộc sống gia đình, mâu thuẫn tình cảm,… cũng có thể khiến thai phụ bị stress. Khi stress, cơ thể tiết ra nhiều cortisol và androgen làm tăng tiết bã nhờn và là nguyên nhân gây mụn.
Việc trị mụn khi mang thai cần đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Vì chỉ cần bà bầu vô ý dùng các sản phẩm trị mụn như: Retinol, vitamin A, hydroquinone, tetracycline, acid salicylic hay benzoyl peroxide,… sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Một số cách dưới đây sẽ giúp bà bầu trị mụn an toàn, hiệu quả:
Da được làm sạch đúng cách, lỗ chân lông sẽ thông thoáng, hạn chế sự tích tụ gây mụn của vi khuẩn. Ngoài rửa mặt, bà bầu có thể thực hiện thêm bước tẩy trang bằng nguyên liệu tự nhiên và tẩy tế bào da chết hàng tuần. Khi rửa mặt, bạn nên tránh tác động làm trầy xước mụn, tránh nặn mụn, cọ xát vùng mụn. Việc này không giúp loại bỏ mụn nhưng lại làm tăng nguy cơ bị sẹo và thâm sau mụn.
Bà bầu cần biết làn da của mình thuộc loại da gì để chọn mỹ phẩm phù hợp. Từ sữa rửa mặt, kem dưỡng da mặt, sữa dưỡng thể,… đều có những sản phẩm được sản xuất riêng cho bà bầu với tiêu chuẩn khắt khe. Tốt nhất, bà bầu nên chọn dược mỹ phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc mỹ phẩm thuần chay để đảm bảo an toàn.
Chọn thực phẩm phù hợp cũng là cách trị mụn khi mang thai an toàn, dễ thực hiện. Ăn gì để hết mụn? Đó là các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B2, các loại rau xanh có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa,...
Có thể kể đến một số thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tốt cho sự phát triển của thai nhi lại tốt cho làn da bị mụn như: Súp lơ xanh, rau má, các loại hạt dinh dưỡng, bắp cải, trái cây họ cam, sữa chua, cá hồi, cá mòi,... Hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ cay nóng, uống đủ nước cũng là cách trị mụn cho bà bầu hiệu quả.
Một số cách trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên được đánh giá là an toàn, hiệu quả, phù hợp với bà bầu như: Cách trị mụn cho bà bầu bằng tinh bột nghệ, trị mụn bằng lô hội, mật ong, giấm táo, baking soda, trà xanh,… Các nguyên liệu thiên nhiên có độ an toàn và lành tính cao. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ nguyên liệu nào, mẹ bầu cần nghĩ lại xem mình đã từng bị dị ứng nguyên liệu đó chưa, sơ chế và sử dụng nguyên liệu thiên nhiên thế nào để tránh tác dụng phụ,...
Đôi khi có những cách rất đơn giản, vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vừa giúp trị mụn khi mang thai. Điển hình như việc bà bầu nên ngủ đủ 7 - 9 tiếng vào ban đêm. Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh nên chèn vào bàng quang khiến bà bầu buồn vệ sinh liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bà bầu có thể áp dụng những cách cải thiện giấc ngủ như: Không uống nước trước khi ngủ, không dùng cà phê hay trà để tránh mất ngủ, tắm nước ấm vào buổi tối, tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ, dùng các loại gối ôm hỗ trợ bà bầu,...
Bà bầu có được dùng kem trị mụn không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các bác sĩ, bà bầu vẫn có thể dùng các sản phẩm trị mụn nhưng cần hết sức cẩn thận, chọn lựa kỹ càng và dùng theo tư vấn của bác sĩ. Bởi một số thành phần có hại trong mỹ phẩm có thể hấp thụ qua da, vào máu và truyền đến thai nhi. Một số loại thuốc trị mụn tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh mà mẹ bầu cần tuyệt đối tránh như: Myspa Isotretinoin, Retinoids.
Ở một số bà bầu, mụn sẽ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần vào tháng thứ 6 trở đi. Nhưng cũng có những bà bầu bị mụn trong suốt thai kỳ. Mụn có thể xuất hiện ở mặt hoặc ở lưng, ở mông. Tuy không gây đau đớn nhưng mụn trứng cá làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của mẹ bầu. Vì vậy, ngay khi mụn mới xuất hiện, bạn nên áp dụng ngay những cách trị mụn khi mang thai trên đây để mụn sớm được kiểm soát nhé!
Xem thêm: Chồng kiêng gì khi vợ mang thai để tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.