Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không? Cần lưu ý điều gì sau khi thực hiện?

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nám là tình trạng da tăng sắc tố gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình. Trị nám bằng laser là giải pháp được nhiều người đánh giá cao. Vậy trị nám bằng Laser Picosure có tốt không là thắc mắc được nhiều người đặt ra.

Nám là “nỗi ám ảnh” của phái nữ bởi chúng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra nám tuy nhiên nhìn chung đây là vấn đề da liễu khó trị. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ, trị nám bằng Laser đang được đánh giá cao. Vậy trị nám bằng Laser Picosure có tốt không?

Trị nám và những điều cần biết

Nám da là tình trạng tăng sắc tố (tăng melanin) gây xuất hiện đốm nâu trên bề mặt da. Nám da thường xuất hiện dạng chấm nhỏ, tập trung thành từng mảng, độ nông và sâu của nám tuỳ vào nguyên nhân và cơ địa người bệnh.

Thực tế nám da chủ yếu do rối loạn nội tiết tố và do chăm sóc da không khoa học gây nên. Phụ nữ lúc mang thai và tiền mãn kinh rất dễ bị rối loạn nội tiết, từ đó làm tăng sắc tố melanin trên da. Ngoài ra nếu lạm dụng mỹ phẩm, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì khả năng bị sạm nám rất cao.

Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không? Cần lưu ý điều gì? 1
Nám là vấn đề da liễu khó điều trị

Trước khi tìm hiểu về trị nám bằng Laser Picosure có tốt không, ta cùng điểm qua một số thành phần có khả năng trị nám được chuyên gia công nhận sau:

  • Hydroquinone: Đây là hoạt chất có khả năng ức chế enzyme Tyrosinase, giúp giảm sự phát triển và cải thiện các tế bào melanin đậm màu. Tuy nhiên sử dụng Hydroquinone có nồng độ trên 4% buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Dù được xem là thành phần đầu bảng trong điều trị nám nhưng hoạt chất này bị cấm dùng ở một số nước bởi dược tính cao, dễ gây tác dụng phụ.
  • Retinol: Retinol là hoạt chất không còn xa lạ gì với tín đồ chăm sóc da. Chúng hỗ trợ làm mờ sắc tố vì tác động bong tróc và thúc đẩy cơ chế thay da nhanh hơn. Tuy nhiên Retinol còn có thể gây phản ứng tăng sinh nội mô mạch máu làm tình trạng tái phát nám diễn ra nhanh. Vậy nên bác sĩ thường chỉ định dùng Retinol trong giai đoạn đầu điều trị.
  • Thiamidol: Thiamidol là dược chất “có mặt” trong hầu hết sản phẩm điều trị nám, tàn nhang hiện nay. Thiamidol có khả năng ức chế Tyrosinase mạnh nhất cũng như hỗ trợ làm sáng da.

Thực tế các hoạt chất này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị nám. Tính hiệu quả của chúng đã được xác thực tuy nhiên buộc phải trải qua quá trình điều trị lâu dài dưới chỉ định của bác sĩ.

Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không?

Trị nám là “bài toán khó” trong điều trị da liễu. Ngày nay công nghệ trị nám bằng Laser được xem là phát minh tân tiến có khả năng làm mờ sắc tố da một cách lành tính. Laser Picosure là phương pháp điều trị từ Hoa Kỳ sử dụng các bước sóng siêu ngắn (1/1000 tỷ của giây). Chính năng lượng của tia laser tạo ra tác động quang cơ đến gốc nám, phá vỡ cấu trúc của nám từ đó phân huỷ chúng thành các hạt li ti và được đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên.

Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không? Cần lưu ý điều gì? 2
Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không là thắc mắc nhiều người đặt ra

Trị nám bằng Laser Picosure có tác động sâu đến hạ bì, giúp loại bỏ gốc rễ nám cũng như kích thích sản sinh collagen để da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hoá. Một số ưu điểm mà phương pháp này mang lại cụ thể như:

  • Không đau, không xâm lấn: Công nghệ Laser Picosure kiểm soát được nồng độ tác động, không làm tổn thương các vùng da. Đặc biệt không gây bỏng da, rát da sau trị liệu.
  • Ngăn ngừa sự tái nám: Tác động của tia Laser đi sâu vào tận gốc rễ nên nguy cơ tái nám sau điều trị khá thấp.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Giải pháp này điều trị nám trong khoảng 1 - 3 tháng tuỳ mức độ sâu của nám, ngoài ra hỗ trợ làn da tăng sinh collagen về sau.
  • Không gây sẹo: Tia Laser Picosure chỉ thực hiện trên bề mặt da nên không xâm lấn cơ thể, hạn chế tổn thương trên da cũng như không để lại sẹo.

Tóm lại so với các liệu pháp trị nám như Peel da hay hoạt chất đặc trị nám thì Laser Picosure được đánh giá lành tính và an toàn cho người bệnh hơn. Hiện nay các cơ sở thẩm mỹ uy tín đều đang ứng dụng công nghệ này để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho người bị nám.

Những lưu ý khi chăm sóc da nám

Sau khi giải đáp về trị nám bằng Laser Picosure có tốt không, ta cùng tìm hiểu về những bước chăm sóc da để hồi phục da sau điều trị tốt nhất:

Sau khi vừa thực hiện Laser

Trong 24 giờ đồng hồ sau khi chiếu Laser, nên vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, luôn che chắn khi ra đường và hạn chế đi vào giờ cao điểm nắng nóng. Thời gian đầu sau điều trị, không nên trang điểm hay dùng mỹ phẩm tuỳ ý bởi chúng có thể gây kích ứng da và làm việc trị nám không hiệu quả như ý muốn.

Trị nám bằng Laser Picosure có tốt không? Cần lưu ý điều gì? 4
Cần vệ sinh bằng bằng nước muối sinh lý trong 24 giờ sau trị liệu

Chăm sóc da hằng ngày

Khi quá trình trị liệu kết thúc, bệnh nhân cần có quy trình skincare thật khoa học để ngăn tình trạng nám tái phát. Các bước skincare chuẩn cần nắm như:

  • Buổi sáng: Rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng.
  • Buổi tối: Tẩy trang, rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm.

Đặc biệt chỉ nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da, giúp giữ được lớp lipid tự nhiên trên da. Hạn chế dùng các sản phẩm có thành phần tẩy rửa mạnh bởi chúng sẽ làm tổn thương “hàng rào” bảo vệ da, loại bỏ các chất béo tốt và dầu tự nhiên của da. Bên cạnh đó bước dưỡng da và chống nắng thực sự quan trọng để “nuôi dưỡng” làn da tươi trẻ. Nên chọn kem dưỡng có thành phần cấp ẩm sâu để hạn chế tình trạng da khô hay bong tróc. Luôn ưu tiên chọn kem chống nắng có SPF trên 30 để bảo vệ da toàn diện hơn.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc trị nám bằng Laser Picosure có tốt không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về nám và có cho bản thân cách chăm da khoa học nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm