Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh chàm da là một bệnh thường gặp và gây nhiều khó chịu cho người bệnh, không chỉ gây ngứa ngáy mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc. Chàm được chia thành nhiều giai đoạn, hãy cùng tìm hiểu về từng giai đoạn của bệnh để có những phương pháp chữa trị kịp thời.
Chàm là một bệnh da liễu xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến phụ nữ mang thai, những người có cơ địa nhạy cảm hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc môi trường bị ô nhiễm. Những người mắc bệnh chàm tuy không lây nhiễm nhưng lại có yếu tố di truyền vô cùng nguy hiểm. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn với những biểu hiện như sau:
Khi có hiện tượng phát bệnh chàm, vùng da bị bệnh sẽ bắt đầu nổi các đám hoặc vết đỏ, hơi cộm nhẹ và ranh giới giữa chúng không quá chi tiết và gây ngứa. Chàm thường xuất hiện sớm nhất ở những vùng da như mặt, tay, chân, lưng... khiến lớp da này hơi sưng và ngứa, nếu quan sát kỹ ở vùng da xung huyết nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất đây là những mụn nước nhỏ đang phát triển dưới da).
Đây là phản ứng đầu tiên của da để chống lại bệnh chàm, tuy nhiên chúng lại rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý khác như bệnh vẩy nến hoặc dị ứng thức ăn nên nhiều người không biết cách chữa trị đúng cách, khiến cho bệnh diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn 2.
Thời kì nổi ban đỏ sẽ gây ngứa rát khó chịu, đặc biệt với trẻ thường không tự chủ được mà chà xát hoặc cào vào vùng da để giảm ngứa. Việc này sẽ làm nứt da gây ra các vết trầy xước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào làm hình thành những nốt mụn nước. Những mụn nước này ban đầu có kích thước nhỏ khoảng 1 – 2 mm, nông và có xu hướng phát triển càng ngày càng nhiều tập trung xung quanh vùng da bị tổn thương.
Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều ngày hay vài tuần. Nếu những vết mụn không bị vỡ ra thì có thể tự khô rồi bong vảy, tạo nên một lớp màu nâu hoặc vàng trên vùng chàm giống như da rắn, sau đó chuyển qua giai đoạn lên da non. Tuy nhiên những vết mụn nước nhỏ này cũng dễ bị vỡ ra, chảy ra những dịch trong suốt, rất ngứa và đùn lớp này lên lớp khác.
Sau khi vỡ ra thì chúng sẽ để lại một điểm nhỏ trên như vết kim đâm, tạo thành một mảng da tróc lở, đỏ, rò rỉ dịch làm tăng khả năng nhiễm khuẩn thứ phát, hình thành mủ cũng như vẩy kết. Nếu như trẻ em chuyển sang giai đoạn chàm mụn nước có thể đi kèm với bệnh viêm tai giữa và tiêu chảy (trẻ sơ sinh), viêm kết mạc và đục thủy tinh thể (trẻ em dưới 6 tuổi), sốt cỏ khô và hen suyễn (trẻ em từ 6 tuổi trở đi).
Giai đoạn chảy mụn nước sẽ làm tổn thương da và gây ngứa dữ dội, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nhưng nếu được chăm sóc tốt trong giai đoạn nguy hiểm này thì da sẽ bắt đầu khả năng chữa lành và đàn hồi vốn có, sau đó bước vào giai đoạn kéo da non. Những lớp da bị trợt loét sẽ bắt đầu cải thiện, giảm viêm và xung huyết và bắt đầu đóng vẩy, lên da non.
Đây là hiện tượng bong da, khi dịch nhầy và huyết tương đông khô sẽ loại bỏ đi những lớp da chết, chúng sẽ tự bong ra thành từng mảng và để lại bên dưới lớp da non nhẵn bóng. Lúc này chúng ta có thể sử dụng thêm kem bôi da Axcel Hydrocortisone Cream để giúp lớp da mới hồi phục nhanh hơn và không để lại sẹo.
Nếu như giai đoạn lên da non là biểu hiện của bệnh chàm đã thuyên giảm và bước vào giai đoạn hồi phục, thì đôi khi chúng ta cũng gặp một số biến chứng khi những vết thương trong giai đoạn chảy mủ mụn nước và không được điều trị kịp thời. Điều này sẽ khiến cho chứng viêm da dị ứng tiến triển đến giai đoạn cuối đó là chàm bội nhiễm.
Lúc này những loại virus, nấm hoặc vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập lớp niêm mạc bên trong cùng của vùng da bị tổn thương da, gây nhiễm trùng với hàng loạt những triệu chứng như nóng sốt, nhức mỏi, đau đầu và buồn nôn. Những vết chàm này sẽ bắt đầu lan sang các vùng da xung quanh và có thể lây lan rộng trên khắp cơ thể người bệnh.
Với những trẻ em bước vào giai đoạn biến chứng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não và thể chất, khiến chúng có thể chất kém, cơ địa nhạy cảm và chậm phát triển trí não hơn trẻ khỏe mạnh. Đối với người lớn thì triệu chứng ngứa ngáy kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm suy giảm thể trạng, chuyển thành mãn tính và dễ tái phát.
Sau càng nhiều lần tái phát, những vùng da bị chàm càng dày lên và có hiện tượng sạm màu, thường được gọi là hằn cổ trâu, dễ gây viêm da mãn tính và chàm ăn vào máu.
Vì vậy khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh thì chúng ta nên đến bác sĩ để được thăm khám về loại chàm mắc phải, mức độ tổn thương da để có cách chăm sóc và điều trị kịp thời. Thông thường, các triệu chứng chàm nếu được chữa trị sớm sẽ thuyên giảm sau 1-4 tuần còn với những biến chứng nặng thì có thể điều trị lâu hơn và cần nhiều sự hỗ trợ của bác sĩ.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.