Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau một thời gian sử dụng thường xuyên ma túy đá, việc ngừng sử dụng có thể làm xuất hiện các triệu chứng cai ma túy đá. Triệu chứng khi ngưng sử dụng ma túy đá là các dấu hiệu về mặt tâm lý và cảm xúc, kết hợp với một vài dấu hiệu về mặt cơ thể.
Ma túy đá là một chất ma túy tổng hợp có khả năng gây nghiện mạnh. Quá trình ngưng sử dụng ma túy đá không quá khó khăn so với quá trình cai rượu bia và các chất ma túy dạng thuốc phiện. Vậy các triệu chứng khi ngưng sử dụng ma túy đá là gì?
Ma túy còn có tên gọi là Methamphetamine là một loại ma túy tổng hợp do nhà khoa học có tên là Nagai Nagayoshi tìm ra vào năm 1983 tại Nhật Bản. Đây là một dạng chất gây nghiện sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương và giải phóng ra hàng loạt dopamine.
Trên thị trường, ma túy đá có nhiều dạng khác nhau như dạng bột trắng, bột vàng hoặc nâu đỏ, dạng tinh thể màu trắng hay còn gọi là hàng đá, dạng muối có thể hòa tan trong nước để tiêm vào người.
Khi sử dụng, ma túy đá sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến cho người dùng trở nên hưng phấn, sung sức và có những hành động mất kiểm soát. Nếu sử dụng liều cao và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Đối với hệ thần kinh
Ma túy đá là chất hít trực tiếp vào phổi, kích thích thần kinh trung ương. Khi mới dùng lần đầu, người sử dụng sẽ thấy hưng phấn, bị kích thích. Khi sử dụng lâu dần, người dùng có cảm giác thèm khát, luôn phải tăng liều.
Người sử dụng thường gây rối loạn, ham muốn tình dục hơn so với bình thường, có thể hoạt động tình dục trong một thời gian dài mà không mệt mỏi, nếu không được thỏa mãn, sẽ dễ phát sinh hành vi tấn công tình dục.
Người sử dụng nhiều ma túy đá sẽ bị tâm thần phân liệt với nhiều triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, sợ sệt, nghi ngờ có người theo dõi, muốn hãm hại, đầu độc dẫn đến thường tấn công vũ lực những người xung quanh họ.
Các tác hại khác
Người dùng ma túy đá thường gặp một trong những phản ứng phụ là hiện tượng ảo thính, luôn nghe tiếng động rất lạ trong tai hoặc nghe thấy người nào đó đang nói, sai khiến làm một điều gì đó.
Nghiêm trọng hơn, người dùng ma túy đá có thể bị ảo giác, luôn bị ám ảnh có người muốn giết mình nên phản ứng lại hay nghe thấy ai xui khiến họ làm điều ác. Đây là nguyên nhân người bị “ngáo đá” tấn công, gây án đối với những người xung quanh.
So với ma túy truyền thống, ma túy đá có khả năng gây nghiện cao hơn và cũng khó cai nghiện hơn.
Nghiện ma túy đá là vấn nạn của rất nhiều gia đình hiện nay. Người nghiện ma túy đá có thể cai nghiện nhưng rất khó khăn, đòi hỏi nhiều quyết tâm và nỗ lực từ người cai nghiện, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội, hỗ trợ về mặt y tế.
Ý chí của người cai nghiện là yếu tố quan trọng nhất để cai nghiện ma túy đá thành công. Ý chí đó là sự mong muốn có lại cuộc sống bình thường bên gia đình và xã hội.
Yếu tố gia đình và xã hội cũng góp phần không nhỏ vài việc cai nghiện hiệu quả. Gia đình và mọi người xung quanh thể tình yêu thương và đồng cảm, các hỗ trợ, chia sẻ về mặt tinh thần sẽ là động lực để cai nghiện thành công.
Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt y tế cũng cần thiết gồm các thực phẩm hay chế phẩm, thuốc hỗ trợ giúp vượt qua các cơn vã thuốc.
Ma túy đá là loại chất có tác dụng nhanh và thời gian đào thải diễn ra cũng khá nhanh, trong khoảng 10 tiếng. Nhìn chung, với các đối tượng sử dụng, các mốc thời gian trong việc ngưng sử dụng ma túy đá là tương đối đồng nhất:
Người đang cai nghiện ma túy đá chắc sẽ quan tâm đến các triệu chứng khi ngưng sử dụng ma túy đá là gì? Sau đây là những triệu chứng phổ biến:
Những biểu hiện thông thường
Trầm cảm là một trong những triệu chứng khi ngưng sử dụng ma túy đá
Những triệu chứng đeo bám dai dẳng
Bạn cũng nên lưu ý đến một số triệu chứng tồn tại lâu dài của ma túy:
Tóm lại, khi ngưng sử dụng ma túy đá, người cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn khả năng ham muốn của não bộ. Vì vậy họ rất cần sự đồng hành của người thân và gia đình trong quá trình cai nghiện. Thậm chí, khi đã cai nghiện, để tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện càng cần nhiều sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng để không tái nghiện nữa.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.