Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bạn đọc có thể thắc mắc không biết ASPD là gì? ASPD hay tình trạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một tình trạng liên quan đến sức khỏe tâm thần, khi đó người bệnh bị rối loạn trong suy nghĩ, cảm xúc và khả năng điều chỉnh hành vi của mình.
Những người mắc ASPD thường tỏ ra coi thường và không tôn trọng quyền lợi của mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, người mắc ASPD còn bộc lộ các hành vi thiếu kiểm soát, liều lĩnh, nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy các biểu hiện đặc trưng của ASPD là gì?
ASPD là gì? ASPD (Antisocial Personality Disorder) hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một rối loạn tâm thần rất phức tạp, với nguyên nhân chưa được biết rõ. Tuy vậy, một số giả định cho rằng các yếu tố như di truyền, tổn thương tâm lý thời thơ ấu và lạm dụng chất kích thích góp phần làm tiến triển tình trạng ASPD.
Một số biểu hiện của người bị ASPD bao gồm:
Lưu ý rằng: Không phải nếu có tất cả các biểu hiện trên thì sẽ chắc chắn mắc phải ASPD. Việc chẩn đoán hội chứng rối loạn thần kinh này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, với các tiêu chí đánh giá và chấm điểm cụ thể trong hệ thống chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần DSM-5.
Có hai yếu tố góp phần vào sự phát triển của hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bao gồm do di truyền và môi trường. Nghiên cứu cho thấy một người không có cảm xúc đồng cảm hay không quan tâm đến sự đau đớn của người khác trong thời thơ ấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chống đối xã hội ở thời điểm thiếu niên.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có liên quan đến yếu tố di truyền, đặc biệt là quan hệ bố mẹ - con cái trong gia đình. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tiến triển ASPD tăng lên ở cả trẻ em được nhận nuôi và trẻ em có bố mẹ bị mắc ASPD.
Cảm xúc, hành vi và các chấn thương thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức và hành vi của trẻ về sau này. Thật vậy, các bé có tuổi thơ bị bố mẹ lạm dụng, bạo hành, bỏ bê hoặc không nhất quán về cách nuôi dạy (chuyển từ nồng nhiệt sang lạnh lùng và khiển trách) có khả năng tiến triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong tương lai.
Vậy là bạn đã biết được ASPD là gì? Để tiếp cận điều trị cho bệnh nhân ASPD, bác sĩ thường sẽ dùng các biện pháp tâm lý nhằm tác động đến khả năng nhận thức và thay đổi hành vi.
Một số trường hợp có thể cân nhắc dùng thuốc kết hợp với tâm lý trị liệu cho bệnh nhân ASPD (như thuốc trị trầm cảm, rối loạn lo âu, loạn thần). Cùng với đó là các phương pháp kết hợp như tăng cường giáo dục và tư vấn, rèn luyện các kỹ năng xã hội và tham gia các hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật.
Vậy là bạn đọc đã biết được ASPD là gì và các biểu hiện của hội chứng rối loạn này. Người mắc phải ASPD thường có biểu hiện thiếu suy nghĩ, bốc đồng, vô cảm và thường thực hiện các hành vi liều lĩnh, gây ảnh hưởng đến xã hội. ASPD cần được chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bằng việc cho bệnh nhân tham gia một số liệu pháp tăng mức độ nhận thức và hỗ trợ tâm lý thích hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.