Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng viêm màng não mủ và cách nhận biết bệnh

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Viêm màng não mủ được liệt kê là một trong những bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi chưa đầy 24h nếu không được cấp sức kịp thời. Chính vì vậy mà việc hiểu biết về các triệu chứng viêm màng não mủ là điều vô cùng cần thiết.

Viêm màng não mủ là bệnh có tổ hợp các triệu chứng lâm sàng khá khó đoán, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên gây ra nhiều trường hợp tử vong vô cùng nhanh chóng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm màng não mủ là bệnh gì?

Viêm màng não mủ là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính do một số loại vi khuẩn, vi rút hay nấm xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm vùng màng não bộ cũng như tủy sống. Các màng bao bọc để bảo vệ hệ thần kinh cũng bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm, mưng mủ.

Việc xuất hiện những loại vi khuẩn này khiến hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề, đây cũng chính là nguyên nhân khiến di chứng sau này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến trí tuệ, sức khỏe của trẻ.

Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, khả năng nhiễm bệnh sẽ giảm dần từ trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 6 tuổi. Ngoài ra, những thanh thiếu niên từ 16 – 21 tuổi cũng là đối tượng dễ bị viêm màng não mủ.

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm màng não mủ

Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh viêm màng não mủ như: vi khuẩn não mô cầu, phế khuẩn, vi khuẩn nhóm Hib,… Trẻ em dễ bị nhiễm những loại vi khuẩn này nhất là từ 1 – 24 tháng tuổi vì khi này, sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện, chưa đủ để chống lại một số mầm bệnh từ môi trường.

Theo nghiên cứu, loại vi khuẩn có tỷ lệ gây bệnh ở trẻ em nhiều nhất là vi khuẩn Listeria Monocytogenes E.coli và liên cầu khuẩn thuộc nhóm B.

Những loại vi khuẩn này xâm nhập và cơ thể chủ yếu thông qua đường hô hấp như tai, mũi, họng, sau đó di chuyển đến phổi và tiếp tục tìm đường đến não hoặc trực tiếp tấn công lên các dây thần kinh tủy sống. Các chủng vi khuẩn gây viêm màng não mủ gồm có:

  • Haemophilus Influenzae loại b: Thường là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 6 – 36 tháng tuổi. Khi này, bệnh có nguy cơ để lại di chứng lâu dài lên não bộ như câm, điếc, động kinh, kém phát triển,… vì đây là thời gian mà bộ não của trẻ đang tập trung phát triển toàn diện. Loại vi khuẩn này có tốc độ lây lan rất nhanh và khiến bệnh phát triển thành ổ dịch chỉ trong thời gian ngắn.
  • Streptococcus Pneumoniae: Hay còn gọi vi khuẩn phế cầu, đây là loại vi khuẩn có tỷ lệ gây bệnh đứng đầu trong các loại nguyên nhân gây bệnh khác. Đối tượng mắc bệnh của phế khuẩn không phân biệt lớn bé, đều có thể tấn công tủy sống và não bộ của bất cứ ai và gây bệnh viêm màng não mủ. Khả năng nhiễm bệnh do phế khuẩn cao là vì đây là loại vi khuẩn thường cư trú trong đường hô hấp của con người, gây bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm họng,… rồi tấn công não khi đủ điều kiện.

Triệu chứng viêm màng não mủ và cách nhận biết bệnh 1

Chủng vi khuẩn phế cầu gây viêm màng não mủ
  • Viêm màng não mủ do não mô cầu: Đây cũng là loại vi khuẩn rất phổ biến gây bệnh viêm màng não mủ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thường đối tượng của mô cầu não là trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi, nhóm đối tượng này thường chiếm tỷ lệ rất cao, hơn nhiều so với trẻ trên 1 tuổi. Viêm màng não mủ do mô cầu cũng rất nguy hiểm khi có thể tử vong trong chưa đầy 24h.
  • Vi khuẩn E. coli: Là nguyên do thường xuyên gây ra viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng khác, vô cùng nguy hiểm.
  • Listeria monocytogenes: Có trong một số thực phẩm dùng hàng ngày như thịt cá tươi sống, sữa. Những người có sức khỏe yếu ớt, hệ miễn dịch suy giảm sẽ là đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ do vi khuẩn này gây ra nhất.

Lưu ý triệu chứng viêm màng não mủ

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh không cố định, thậm chí có trẻ không có biểu hiện nên bố mẹ cần hết sức lưu ý khi xuất hiện triệu chứng sau:

  • Chán ăn, ít bú, mỗi lần bú ít và không còn khát sữa mẹ như trước nữa, giảm đột ngột cữ bú trong ngày.
  • Mệt mỏi, li bì, ít chuyển động chân tay.
  • Quấy khóc thường xuyên không rõ lý do, dỗ bé không nín, khóc thét lên từng cơn không dứt.
  • Vô cảm, không còn hứng thú, thích thú với mọi thứ xung quanh như trước nữa.
  • Sốt cao liên tục, cơ thể lạnh tím tái.
  • Ngừng thở đứt đoạn, đột ngột.
  • Da xanh xao, vàng vọt hoặc tái nhợt nhạt.
  • Có những cơn co giật bất thường.
  • Thóp bị phồng, đỉnh đầu như bị sưng.
  • Chỉ số đường huyết hạ đột ngột.

Triệu chứng viêm màng não mủ và cách nhận biết bệnh 2

Trẻ quấy khóc không lý do là một trong những dấu hiệu cần lưu ý

Triệu chứng bệnh viêm màng não mủ ở trẻ lớn hơn

Ở độ tuổi này, các triệu chứng ở trẻ có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết hơn tuy nhiên vẫn cần sự theo dõi thường xuyên của bố mẹ, người thân, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao không hạ;
  • Có thể uể oải, mệt mỏi, chán nản;
  • Chán ăn, không muốn ăn mỗi khi đến bữa;
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn;
  • Cứng cổ, cứng gáy;
  • Quấy khóc không dứt, khi bế dỗ trẻ có dấu hiệu ưỡn người ra sau;
  • Sợ ánh sáng mạnh chiếu vào;
  • Ý thức kém tỉnh táo, dễ bị kích thích tâm lý;
  • Hôn mê, ngủ li bì;
  • Cơn co giật bất chợt khi sốt cao.

Biến chứng sau khi điều trị viêm màng não mủ

Não bộ bị tổn thương nặng, hệ thần kinh trung ương suy giảm, tổn thương các sợi thần kinh quan trọng:

  • Nhiễm trùng máu, viêm tĩnh mạch, viêm nhiễm quanh mạch máu;
  • Áp xe não;
  • Tắc nghẽn dịch não tủy;
  • Bại não;
  • Viêm khớp, viêm phổi, viêm màng tim, xuất huyết trong,…
  • Vấn đề về thị lực như mù lòa, mắt mờ, mù một bên hoặc 2 bên,…
  • Câm, điếc, hội chứng não nước,…
  • Chậm phát triển trí não, chậm hiểu, tư duy kém;
  • Liệt nửa người hoặc liệt tứ chi;
  • Trí nhớ kém, thần kinh rối loạn;
  • Động kinh.

Triệu chứng viêm màng não mủ và cách nhận biết bệnh 3

Suy nhược là di chứng viêm màng não mủ cần lưu tâm

Ngoài ra, khi nhiễm viêm màng não mủ, trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao nếu như không được cấp cứu kịp lúc hoặc phác đồ điều trị không phù hợp. Những trường hợp sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém thì dù có can thiệp sớm vẫn có khả năng tử vong.

Nếu phát hiện một trong những triệu chứng viêm màng não mủ trên, phụ huynh cần đưa con em mình đến ngay bệnh viện uy tín để được khám chữa kịp thời, đảm bảo tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn. Và điều quan trọng không kém là hãy tiêm ngừa vacxin viêm màng não mủ đúng lúc nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin