Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay nhu cầu khám sức khỏe ngày càng tăng lên để duy trì và nâng cao sức khỏe. Nhiều người đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, có thắc mắc liệu khi đi khám sức khoẻ có được ăn sáng không?
Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe. Khi chuẩn bị thực hiện kiểm tra sức khỏe, nhiều người thường đặt ra câu hỏi liệu khám sức khỏe có được ăn sáng không, đặc biệt là đối với những người đi khám lần đầu tiên.
Việc khám sức khỏe tổng quát giúp cung cấp một bảng tổng kết khách quan, dựa trên bằng chứng về các cột mốc sức khỏe của một cá nhân, nhằm giúp phát hiện sớm bệnh lý và dự đoán các yếu tố nguy cơ bệnh lý có thể gây hại cho sức khỏe.
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm ở Việt Nam, chứa đựng nhiều nguy cơ bệnh tật cao, đặc biệt là tình trạng mắc các bệnh nan y ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ là một thói quen tốt, giúp bảo vệ sức khỏe hàng ngày của mọi người.
Dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên hợp lý, cũng như chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm nếu có. Trong quá trình điều trị bệnh, việc phát hiện càng sớm thì điều trị càng dễ dàng và ít gặp biến chứng. Khám sức khỏe tổng quát cung cấp một thước đo khoa học giúp mọi người đánh giá và điều chỉnh lối sống hàng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn trong tương lai.
Khám sức khỏe định kỳ đóng một vai trò quan trọng đối với mọi người, không phụ thuộc vào độ tuổi hay giới tính. Mỗi người nên thực hiện khám tổng quát sức khỏe ít nhất mỗi 6 tháng - 1 năm.
Khám sức khỏe có được ăn sáng không? Thường thì, khi đến khám sức khỏe, việc thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm cholesterol, glucose, triglyceride hay đo nồng độ vitamin đều yêu cầu người thực hiện nhịn đói trước khi khám. Cụ thể:
Loại xét nghiệm này là xét nghiệm mỡ máu, nhằm đánh giá và kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu để đánh giá rủi ro về bệnh tim mạch. Nếu cholesterol trong máu tăng cao, có thể gây hình thành mảng bám trên thành động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Để thực hiện xét nghiệm cholesterol, người thực hiện cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần nhất thiết không ăn uống trong khoảng 9 - 12 giờ. Trong thời gian này, chỉ được uống một ít nước lọc. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên theo dõi và ghi chép lại danh sách các thức ăn và đồ uống mà họ đã tiêu thụ trong tuần trước xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose được thực hiện để kiểm tra nồng độ đường trong máu và cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để thực hiện xét nghiệm này, quy trình bao gồm việc nhịn ăn uống trong khoảng 12 giờ trước khi thực hiện. Trong thời gian này, người thực hiện nên tránh nhai kẹo cao su, không uống cà phê và tránh nước uống chứa caffeine trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm triglyceride đòi hỏi người bệnh nhất thiết phải nhịn ăn trong khoảng 12 - 14 giờ, đồng thời không sử dụng vitamin hoặc uống rượu trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Điều này là quan trọng vì sau khi cơ thể hấp thụ một lượng calo, nồng độ Triglyceride có thể tăng cao, gây kết quả đo không chính xác.
Xét nghiệm đo nồng độ vitamin được thực hiện để đánh giá xem bạn có thiếu các vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin D, vitamin B12 không. Trước khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần phải nhịn ăn uống hoàn toàn và chỉ được uống nước lọc trong khoảng 8 - 12 giờ. Đồng thời, không sử dụng các loại vitamin và khoáng chất trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Đối với một số kỹ thuật chẩn đoán như nội soi đại tràng, nội soi dạ dày, người bệnh cũng cần nhịn ăn ít nhất 10 tiếng trước khi thực hiện.
Tuy nhiên, khám sức khỏe có được ăn sáng không cần tùy thuộc vào gói khám hoặc hình thức kiểm tra cụ thể. Đối với bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Các loại xét nghiệm có các yêu cầu chuẩn bị khác nhau, vì vậy, trước khi khám sức khỏe, bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc ăn sáng hay tránh ăn thực phẩm gì. Đồng thời, cung cấp thông tin về thuốc bạn đang sử dụng để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Uống đủ nước trước buổi khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt quan trọng trong các xét nghiệm như đo huyết áp, tần suất mạch, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng.
Hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống không tốt cho sức khỏe trước khi thực hiện xét nghiệm, như các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine, chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, bánh kẹo, hoặc thực phẩm quá ngọt.
Khám sức khỏe có được ăn sáng không? Trước khi đi khám sức khỏe tổng quát bạn không nên ăn sáng để vieeck khám và thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra dễ dàng, chính xác hơn. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và chuẩn bị các câu hỏi liên quan để đảm bảo quy trình chuẩn bị trước khi thăm khám diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Xem thêm các bài viết:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.