Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trước khi tiêm HPV cần làm gì để đảm bảo hiệu quả vắc xin?

Bảo Hân

07/12/2023
Kích thước chữ

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm ở phái nữ độ tuổi 15 - 44. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây nên. Vì vậy, tiêm phòng HPV đã trở thành một trong những hoạt động bảo vệ sức khỏe quan trọng của phụ nữ. Vậy trước khi tiêm HPV cần làm gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Tiêm vắc xin HPV là phương pháp phòng ngừa chủ động các bệnh do HPV gây ra. Tuy nhiên, trước khi tiêm HPV cần làm gì, tiêm HPV kiêng gì để đảm bảo hiệu quả vắc xin và quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi.

Tìm hiểu về vắc xin HPV

HPV (Human Papilloma Virus) là virus gây nên các bệnh đường sinh dục phổ biến. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó chủng 16 và 18 là chủng chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Hiện tại vắc xin HPV đang được đánh giá cao trong việc phòng tránh bệnh sinh dục, ung thư cổ tử cung do virus HPV chủng 16 và 18.

Truoc-khi-tiem-hpv-can-lam-gi 2.png
Chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV có nhiều chủng loại và dễ tái nhiễm. Việc tiêm vắc xin HPV có khả năng giúp cơ thể phòng tái nhiễm HPV đồng thời tránh nhiễm mới những chủng HPV khác, từ đó tránh được các bệnh sinh dục, ung thư cổ tử cung do HPV gây nên. Việc tìm hiểu trước khi tiêm HPV cần làm gì đóng vai trò quan trọng.

Hiện nay có các loại vắc xin HPV được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam:

Vắc xin Gardasil 4

Vắc xin Gardasil 4 của Mỹ là loại vắc xin chứa HPV chủng 16, 18 - chủng gây ra ung thư cổ tử cung và HPV chủng 6, 11 - chủng gây sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Tiêm cho nữ giới độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Cụ thể lịch tiêm chủng như sau: 

Lịch tiêm từ 09 đến < 14 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 06 tháng sau mũi 1.

Lịch tiêm từ 14 đến 26 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 02 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 04 tháng sau mũi 2.

Lịch tiêm nhanh cho người ≥ 14 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 03 tháng sau mũi 2.

Tất cả 03 liều phải tiêm trong 01 năm.

Vắc xin Gardasil 9

Vắc xin Gardasil 9 của Mỹ, phòng 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản,... Vắc xin này dùng được cho cả nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi với phác đồ như sau:

Lịch tiêm từ 09 đến < 15 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 06 tháng sau mũi 1.

Lịch tiêm từ 15 đến 45 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 02 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 04 tháng sau mũi 2.

Lịch tiêm nhanh áp dụng cho người ≥ 15 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 03 tháng sau mũi 2.

Tất cả 03 liều phải tiêm trong 01 năm.

Truoc-khi-tiem-hpv-can-lam-gi 3.png
Trước khi tiêm vắc xin HPV cần làm gì để quá trình tiêm thuận lợi và mang lại hiệu quả?

Trước khi tiêm HPV cần làm gì?

Trước khi tiêm HPV, chị em cần lưu ý tìm hiểu về những thông tin sau:

Đối tượng có thể thực hiện tiêm chủng

Dưới đây là những đối tượng có thể thực hiện tiêm chủng:

  • Vắc xin phòng ngừa HPV có hiệu quả tốt nhất đối với nữ giới ở khoảng độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
  • Nữ giới và nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi, cơ thể âm tính với bất kỳ chủng HPV nào.
  • Không mang thai, không có ý định có thai trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp đang trong khoảng thời gian tiêm phòng HPV mà mang thai thì cần dừng tiêm. Sẽ tiếp tục thực hiện tiêm phòng sau khi sinh con xong.
  • Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo người tiêm nên tiêm ngừa trước khi có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu đã từng thực hiện quan hệ tình dục thì vắc xin vẫn có hiệu quả. Tất cả phụ nữ và nam giới trong độ tuổi đều có thể tiêm ngừa vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung (ở nữ) và các bệnh sinh dục mặc dù đã từng quan hệ hoặc thậm chí từng nhiễm HPV. 

Lưu ý trước khi đi tiêm chủng

Đây là phần quan trọng cần lưu ý để giải đáp thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì?

  • Có thể tiêm phòng HPV trước, sau hoặc cùng ngày với vắc xin khác.
  • Trong khoảng thời gian thực hiện tiêm chủng không sử dụng bất kỳ loại thuốc ức chế miễn dịch nào, ví dụ như: Corticoid, thuốc chống thải ghép,...
Truoc-khi-tiem-hpv-can-lam-gi 4.png
Lưu ý khi tiêm HPV

Lưu ý sau khi tiêm chủng

Một số điều bạn cần lưu ý sau khi tiêm chủng như sau:

  • Sau khi tiêm vắc xin, vị trí tiêm có thể xảy ra phản ứng không mong muốn là sưng, nóng, đỏ, đau. Bạn yên tâm là hiện tượng này sẽ tự động hết sau vài giờ.
  • Sau khi tiêm phòng HPV, bạn nên ở lại địa điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút để nhân viên y tế có thể xử lý kịp thời những phản ứng không mong muốn do tiêm vắc xin gây nên.
  • Với nữ giới, nên thực hiện xét nghiệm PAP - Smear tầm soát tế bào âm đạo định kỳ 1 lần mỗi năm ngay cả khi đã tiêm chủng HPV. Xét nghiệm này nhằm phát hiện sớm các bất thường tại cổ tử cung, giúp phát hiện các bệnh đường sinh dục từ giai đoạn sớm để kịp thời điều trị.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần. Hãy tiêm ngừa HPV càng sớm càng tốt bạn nhé! Tiêm HPV sớm là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân tối ưu nhất. Đăng ký ngay gói tiêm HPV tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được giá ưu đãi.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin