Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không là một trong những thắc mắc thường gặp của nhiều người trước thời điểm đi tiêm. Uốn ván là một bệnh lý gây nguy cơ tử vong cao nên người đi tiêm cần hết sức cẩn trọng.
Tiêm phòng là một trong những trách nhiệm mà mọi người cần thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Uốn ván nằm trong số những loại bệnh có thể phòng tránh thông qua tiêm vắc xin. Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không và sau khi tiêm cần kiêng gì là những câu hỏi phổ biến của người đi tiêm. Các thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, cấp tính. Phụ nữ mang thai có thể gặp nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vào thời điểm sinh nở. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.
Trẻ nhỏ có thể bị vi trùng xâm nhập vào vị trí cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, khiến tim ngừng đập.
Vì những lý do trên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm phòng vắc xin này. Những người chưa từng tiêm uốn ván cũng nên tiêm để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Tiêm phòng vắc xin uốn ván không hề gây hại, thậm chí là còn giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván trước khi phơi nhiễm để tạo kháng thể cho mẹ. Điều này sẽ giúp tránh lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế nguy cơ bé bị uốn ván rốn.
Xem thêm một số loại vắc xin uốn ván:
Nhiều người khi chuẩn bị đi tiêm thường băn khoăn rằng trước khi tiêm uốn ván có được ăn không? Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho rằng phải kiêng ăn uống trước khi tiêm uốn ván. Do vậy, những người sắp đi tiêm nên ăn uống đầy đủ để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ăn uống đủ chất còn giúp cơ thể chống lại một số tác dụng phụ do tiêm phòng gây ra. Bạn chỉ cần lưu ý kiêng sử dụng rượu, bia và các chất kích thích sau khi tiêm ngừa uốn ván.
Dù việc ăn uống không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, bạn vẫn cần lưu ý một số điểm sau với từng đối tượng tiêm:
Bố mẹ cần thông báo một số thông tin về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của trẻ cho bác sĩ như:
Người lớn đi tiêm uốn ván cần thông báo cho bác sĩ những thông tin sau đây:
Ngoài thắc mắc trước khi tiêm uốn ván có được ăn không, nhiều người cũng quan tâm cần phải kiêng gì sau khi tiêm uốn ván. Sau đây là những điều cần hạn chế sau khi tiêm phòng uốn ván:
Giống như nhiều loại vắc xin khác, quá trình tiêm ngừa uốn ván cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phản ứng phụ nhất sau khi tiêm phòng do có hệ miễn dịch yếu.
Nhóm những phản ứng nhẹ sau tiêm gồm: Sốt nhẹ, bị đau và sưng tại vị trí tiêm,... Tuy nhiên, nhóm phản ứng nhẹ này sẽ nhanh chóng mất đi trong 1 - 2 ngày nên bạn không cần quá lo lắng về các triệu chứng này.
Ngoài ra, cơ thể người tiêm còn có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp như: Nổi hạch quanh vị trí tiêm, bị thâm ở khu vực tiêm.
Mỗi phản ứng trên đây đều có hướng xử lý khác nhau. Do đó, để xử trí kịp thời nếu gặp phải phản ứng phụ, bạn nên theo dõi sức khỏe cẩn thận sau khi tiêm.
Tùy từng đối tượng cụ thể mà liều lượng vắc xin uốn ván được tiêm sẽ khác nhau:
Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là vắc xin 5 trong 1, tức là vắc xin phòng các bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib. Các mũi 5 trong 1 dành cho trẻ em được tiêm thành 3 lần, cụ thể:
Khi trẻ được 18 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT). Sau đó, cách 5 - 10 năm, mọi người nên tiêm nhắc lại một lần.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 - 35 tuổi) cần tiêm phòng uốn ván từ 3 - 5 mũi.
Sau khi tiêm mũi thứ 5 trên 10 năm thì phụ nữ trong độ tuổi này nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6.
Phụ nữ lần đầu mang thai cần tiêm 2 mũi uốn ván cơ bản. Các mũi uốn ván trong thai kỳ cần phải hoàn thành trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng. Thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng của họ.
Nhóm 1: Người chưa từng tiêm, người không rõ tiền sử tiêm hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi vắc xin chứa thành phần uốn ván liều cơ bản (mũi cơ bản) nên tiêm theo lịch sau:
Nhóm 2: Người đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản nên tiêm theo lộ trình dưới đây:
Nhóm 3: Người đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại nên tiêm theo lịch sau:
Nhằm phòng bệnh cho người lớn bất kỳ, mỗi người cần tiêm tối thiểu 3 liều vắc xin uốn ván. Khoảng cách giữa các liều trong trường hợp này tương tự như tiêm cho phụ nữ từ 15 - 35 tuổi.
Bài viết đã tìm ra đáp án cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván có được ăn không và cần kiêng gì sau khi tiêm. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm vắc xin, mọi người cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc tiêm phòng. Nếu gặp vấn đề gì trong quá trình tiêm, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.