Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tức giữa ngực là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

22/04/2022
Kích thước chữ

Đau tức ngực là tình trạng khá phổ biến và thường liên quan đến bệnh tim. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đây có thể là báo động của các bệnh lý khác như mạch vành, hô hấp, tiêu hoá,... Vậy đau tức giữa ngực là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu ra? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới.

Bất cứ tổn thương nào trên cơ thể cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tức giữa ngực. Khi gặp các bệnh lý khác, triệu chứng đau ngực giữa vẫn có thể xuất hiện do cơ chế dẫn truyền thần kinh ban đầu. Do đó, việc kiểm tra đặc điểm triệu chứng rất quan trọng để xác định nguyên nhân đau tức ngực chính xác.

Đau tức giữa ngực là bệnh gì?

Đau ngực giữa xảy ra khi cảm giác đau ở giữa ngực hoặc có thể lệch sang trái. Đôi khi bệnh nhân không cảm thấy đau mà có cảm giác bị đè ép, căng tức hay bóp nghẹt đôi khi kèm theo khó thở, vã mồ hôi, yếu chân tay.

Lồng ngực là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng. Do đó, bất kỳ tổn thương nào trong cơ thể cũng có thể khiến người bệnh đau giữa ngực. Kể cả các cơ quan trong ổ bụng như gan, tụy, dạ dày, lá lách,… khi gặp vấn đề vẫn có thể bị đau tức ngực do cơ chế đau quy chiếu, lan truyền theo dây thần kinh. Vậy triệu chứng đau tức ngực giữa khó thở là bệnh gì?

Nguyên nhân mà các bác sĩ luôn nghĩ đến đầu tiên khi đau giữa ngực là bệnh tim mạch. Nguyên nhân đáng lo nhất là cơn đau ngực lặp đi lặp lại do lưu thông máu không tốt. Những bệnh lý như xơ vữa động mạch, giảm tưới máu và thiếu máu cơ tim đều có triệu chứng đầu tiên là đau tức ngực. Cơn đau xuất hiện khi leo cầu thang, tâm lý bị kích động,... Tình trạng này kéo dài sẽ diễn tiến thành nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ đột tử.

Cơn đau sẽ thuyên giảm hoặc chấm dứt khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp vẫn bị đau ngay cả khi nghỉ ngơi, nặng ngực kèm theo vã mồ hôi, khó thở thì đó có khả năng là nhồi máu cơ tim, tắc mạch vành. Ngoài ra còn có các bệnh lý tim mạch khác như co thắt mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim,... cũng có biểu hiện bằng những cơn đau tức giữa ngực. 

Ngoài các bệnh lý về tim, triệu chứng đau tức giữa ngực liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn, viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, ho, khó thở, thở khò khè.

Một số trường hợp người bệnh cảm thấy đau thành ngực thì đó có thể là do đau dây thần kinh liên sườn hoặc đau do các cơ, xương ở thành ngực do chấn thương hoặc bị đè ép. 

Đau tức ngực giữa cũng là triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa. Người bệnh có thể đau ngực kèm theo chán ăn, buồn nôn, trào ngược axit, đầy hơi,… Nguyên nhân là do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng,… 

Tức giữa ngực là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì khi đau tức ngực 1 Đau tức giữa ngực có thể là nguy cơ liên quan bệnh lý tim mạch

Đối tượng nguy cơ dễ bị đau tức ngực giữa

Đau ngực giữa do bệnh tim mạch là tình trạng phổ biến và đáng lo ngại nhất, Đặc biệt ở những người cao tuổi, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, béo phì, người hay hút thuốc lá và những người có lối sống ít vận động, ăn uống nhiều thực phẩm dầu mỡ, không khoa học.

Đau tức ngực giữa có nguy hiểm không?

Đau tức giữa ngực do bệnh lý tim mạch là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Với những cơn đau thắt ngực xảy ra khi người bệnh gắng sức làm việc khi nghỉ ngơi sẽ làm giảm triệu chứng đau là dấu hiệu động mạch vành hẹp dần, lượng máu đến tim không đủ. Nếu chủ quan, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, tử vong đột ngột.

Đau tức ngực giữa do các hệ cơ quan khác cũng cho thấy bệnh đang nguy hiểm. Cần có phương pháp điều trị tích cực để bệnh không gây ra những biến chứng khó lường.

Tức giữa ngực là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì khi đau tức ngực 2 Những người ít vận động, có bệnh lý sẵn, béo phì làm tăng nguy cơ đau tức ngực

Đau tức ngực giữa thì nên làm gì?

Điều quan trọng là người bệnh phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành điều trị thích hợp nếu có dấu hiệu đau tức ngực.

Nếu đau tức ngực do gắng sức, điều cần làm là dừng ngay các hoạt động, ngồi xuống nghỉ ngơi và hít thở sâu. Nếu có thuốc, hãy sử dụng ngay thuốc giãn mạch bằng cách ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Thuốc giúp tăng lượng máu đến tim làm giảm cơn đau. Sau đó, bệnh nhân cần theo dõi triệu chứng nếu sau 20 phút không cải thiện cơn đau hay cơn đau càng nặng hơn, khó thở, vã mồ hôi, tay chân rã rời,... cần nhập viện ngay để được điều trị.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế dầu mỡ, không hút thuốc lá, chất kích thích, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực. Ngoài ra, hãy chọn một lối sống lạc quan, vui vẻ, ít buồn phiền, nóng giận là cách để phòng bệnh hiệu quả.

Tức giữa ngực là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì khi đau tức ngực 3 Nếu có dấu hiệu đau tức ngực kèm theo triệu chứng khó thở, mệt mỏi kéo dài cần đến bệnh viện ngay lập tức

Hy vọng thông qua bài viết trên đây của chúng tôi đã phần nào giải đáp giúp quý đọc giả về vấn đề đau tức giữa ngực là bệnh gì. Tóm lại, đau tức giữa ngực là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Đừng chủ quan, bạn cần thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau tức ngực