Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U mỡ ở chân khiến không ít bệnh nhân cảm thấy tự ti, xấu hổ trong giao tiếp thường ngày. Cùng tìm hiểu ngay liệu u mỡ ở chân có nguy hiểm không nhé!
U mỡ là căn bệnh phổ biến và có thể dễ dàng điều trị. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu bất thường khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng. Nếu bị u mỡ ở chân mà vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất cũng như cách điều trị u mỡ ở chân.
U mỡ ở chân được biết đến là một dạng bệnh u mỡ dưới da. Đây chủ yếu là những khối u lành tính, ít có khả năng phát triển với kích thước lớn. Chúng thường xuất hiện ở người trưởng thành có tính chất di truyền. Ngoài ra, cũng có những người mắc u mỡ ở chân do sự tăng sinh mô mỡ bất thường dưới da.
Đến nay, các nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng u mỡ ở chân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Qua nhiều nghiên cứu chuyên môn, các bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố cơ bản có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện u mỡ ở người bệnh là:
Nhìn chung, khối u mỡ ở chân có thể xuất hiện ở bất cứ giới tính hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ trung niên mắc u mỡ thường cao hơn so với trẻ em và người già.
Thông thường, bướu mỡ thường mọc ở phần thân trên như: Cổ, u mỡ ở vai, gáy, lưng,... Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp u mỡ ở chân, được phát hiện ở một số vị trí là: Mắt cá chân, bắp chân, đùi,...
Bướu mỡ ở chân được chia thành nhiều loại, bao gồm:
Để nhận biết liệu bản thân có mắc u mỡ ở chân không, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
Hầu hết các bướu mỡ ở chân đều là khối u lành tính nên trong nhiều trường hợp, người bệnh không cần điều trị mà khối u cũng có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bướu mỡ ở chân nằm gần các dây thần kinh và mạch máu, nó có thể chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau nhức dài ngày. Lúc này, bệnh nhân cần thăm khám để được chẩn đoán kịp thời và đề ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu khối u quá to, có mùi hôi, bị nhiễm khuẩn, chảy dịch và ảnh hưởng đến chức năng vận động của các bộ phận xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Đồng thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ bướu mỡ tiến triển thành khối u ác tính gây bệnh ung thư.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị u mỡ ở chân. Việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tính chất của khối u và thể trạng của bệnh nhân. Cụ thể:
Để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng và người bệnh có thể quay lại cuộc sống hàng ngày càng sớm càng tốt, bạn cần ghi nhớ kỹ càng những lưu ý quan trọng sau:
Tóm lại, u mỡ ở chân là khối u lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nếu phát hiện bản thân mắc bướu mỡ ở chân nói riêng và các vị trí khác trên cơ thể nói chung, bạn cũng không nên lo lắng quá mức để ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe toàn diện.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.