Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ù tai mất khứu giác là bệnh lý phối hợp cả việc suy giảm khả năng nghe và khả năng ngửi. Đặc biệt sau đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19), nhiều người bệnh phản ánh mình bị ù tai mất khứu giác kéo dài. Tại sao lại có hiện tượng này và người bệnh có thể làm gì để điều trị, phòng ngừa triệu chứng? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Ù tai mất khứu giác không phải là bệnh, mà đơn thuần chỉ là một triệu chứng bất thường của cơ quan thính giác và khứu giác. Đây là một dấu hiệu kéo dài dai dẳng, mạn tính, thường không gây nguy hiểm trong giai đoạn sớm như các bệnh cấp tính, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu tồn tại lâu ngày và không được chữa trị kịp thời.
Ù tai là tình trạng xuất hiện những tiếng kêu trong tai, không có thực trong môi trường. Chỉ riêng người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ này. Đó có thể là tiếng nước chảy, tiếng chuông reo, tiếng sóng biển, tiếng động vật kêu… Chúng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sức khoẻ đang có vấn đề.
Mất khứu giác cũng là một triệu chứng đáng quan tâm. Nhiều người bệnh không thực sự nhận ra tầm quan trọng của chức năng khứu giác cho đến khi gặp triệu chứng bất thường này. Khứu giác có liên quan đến trí nhớ và cảm xúc, nó giúp chúng ta cảm nhận hương vị của thức ăn, là dấu hiệu cảnh báo những điều nguy hiểm (ví dụ khi ngửi mùi mốc, mùi hôi trong thức ăn hỏng).
Ù tai mất khứu giác có thể phối hợp với nhau trong các bệnh lý về tai - mũi - họng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, bị cúm do virus.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ù tai mất khứu giác. Cần xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách mới có thể giảm triệu chứng, mang lại chất lượng cuộc sống vốn có cho người bệnh.
Các bệnh lý nhiễm trùng vùng tai - mũi - họng là căn nguyên phổ biến nhất gây ra triệu chứng ù tai mất khứu giác. Chẳng hạn, trong bệnh lý viêm xoang, người bệnh có thể gặp những cơn đau đầu, đau mặt, kèm theo ù tai nếu các hốc xoang tắc nghẽn nặng. Nước mũi ban đầu là dịch trong, sau dần đặc lại, gây nghẹt mũi, giảm chức năng cảm nhận mùi vị, có thể dẫn đến mất khứu giác.
Sau một chấn thương vùng đầu - mặt - cổ, dây thần kinh thính giác và khứu giác bị tổn thương sẽ dẫn đến triệu chứng ù tai mất khứu giác. Hoặc tổn thương vùng não liên quan đến chức năng thính giác và khứu giác cũng có thể dẫn đến triệu chứng này.
Ù tai mất khứu giác có thể liên quan đến nhiều bệnh lý rối loạn mạch máu như: Dị dạng mạch máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch cấp máu cho vùng đầu - mặt cổ, huyết khối mạch máu, có khối u ở đầu và cổ…
Ống Eustachian trong tai là con đường nối giữa hầu họng và tai giữa. Khi ống này bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc nguyên nhân khác có thể dẫn đến ù tai mất khứu giác. Chính vì vậy, không thể bỏ qua việc thăm khám ống Eustachian khi người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ù tai mất khứu giác sau khi nhiễm COVID-19 có nguyên nhân do virus kích thích các tế bào bảo vệ của cơ thể sản xuất ra các yếu tố gây viêm, gây ra các phản ứng tự bảo vệ quá mức, làm tổn thương ốc tai và các ống bán khuyên. Đồng thời, virus gây tổn thương trực tiếp các dây thần kinh thính giác và khứu giác qua các đầu mút dẫn truyền thần kinh, làm mất liên tục đường dẫn truyền từ ngoại vi vào trung ương của chức năng nghe và ngửi. Mặc dù nguyên nhân của rối loạn chức năng khứu giác vẫn chưa được hiểu một cách chính xác, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể là do tổn thương các tế bào hỗ trợ thần kinh khứu giác, được gọi là tế bào trung tâm. Những tế bào này có thể tái tạo từ tế bào gốc, điều này có thể giải thích lý do tại sao khả năng ngửi có thể phục hồi nhanh trong nhiều trường hợp.
Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để xác định chính xác mức độ nặng hay nhẹ cũng như theo dõi tiến triển của bệnh. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, giữ ấm cơ thể đối với các bệnh lý nhiễm trùng vùng tai - mũi - họng. Với các bệnh lý phức tạp hơn như dị dạng mạch máu, khối u ở đầu - mặt - cổ, khối u não… người bệnh cần đến khám tại đúng cơ sở y tế chuyên khoa sâu để được tư vấn các phương pháp điều trị chi tiết nhất, bao gồm cả sử dụng thuốc uống hay cần đến phẫu thuật.
Người bệnh có thể sử dụng bài tập thở từng bên mũi. Đây là bài tập dùng để thư giãn, nên tập lúc đói. Người bệnh thực hiện như sau: Sau thì thở ra, bịt từng bên mũi bằng ngón tay, rồi hít vào bằng lỗ mũi còn lại. Mỗi chu kì thực hiện kéo dài khoảng 15 phút. Bài tập này giúp người bệnh điều hòa nhịp thở, nhịp tim, giảm triệu chứng ù tai mất khứu giác. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh bởi nghiên cứu chuyên sâu, nhưng việc luyện tập khứu giác vẫn được các nhà khoa học khuyến khích.
Ù tai mất khứu giác cũng có thể xảy ra do biến cố tâm lý. Do vậy, nếu nguyên nhân gây bệnh do tâm lý, người bệnh có thể sử dụng liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi và huấn luyện thói quen với triệu chứng ù tai mất khứu giác trong cuộc sống.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tránh tiếp xúc với sự ô nhiễm tiếng ồn, như trong vũ trường, âm thanh của công trường đang làm việc, tiếng máy móc động cơ công suất lớn. Người bệnh có thể che lấp từng bên tai và lắng nghe những bản nhạc có giai điệu du dương, lặp lại nhiều lần, mỗi lần kéo dài 5 phút. Không nên dùng tai nghe trong nhiều giờ với âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương tai nặng lên.
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia... có thể làm giảm lưu thông máu, phá hủy mạch máu, làm nặng hơn chứng ù tai mất khứu giác, ngoài ra chúng còn có thể gây ra nhiều bệnh lý về nguy hiểm khác. Do vậy, người bệnh rất cần tránh xa những chất kích thích không cần thiết trong cuộc sống.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu hi vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về bệnh ù tai mất khứu giác. Khi bạn có dấu hiệu ù tai mất khứu giác kéo dài liên miên dai dẳng không dứt, hãy mau chóng đến các khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm và đúng cách nhé!
Ánh Vũ
Nguồn: Tham khảo
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.