Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa?

Ngày 13/12/2024
Kích thước chữ

Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngắn, ngáy ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng ù tai. Phát hiện mối liên hệ quan trọng trong việc điều hòa cảm giác ù tai và kiểm soát tình trạng này.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Hearing Research, cho thấy các yếu tố liên quan đến cảm giác có thể khiến tiếng ù tai ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ ngắn.

Nguyên nhân nào gây ra chứng ù tai?

Ù tai ảnh hưởng đến khoảng 14% dân số toàn cầu, là một tình trạng bệnh lý được định nghĩa là nhận thức có ý thức về tiếng ồn có âm sắc hoặc hỗn hợp mà không có nguồn âm thanh bên ngoài tương ứng nào có thể xác định được. Bệnh nhân ù tai thường nghe thấy tiếng chuông hoặc tiếng vo ve liên tục hoặc thoáng qua ở một hoặc cả hai tai.

Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa? 1
Khoảng 14% dân số toàn cầu mắc chứng ù tai

Nhiều yếu tố có thể góp phần vào nhận thức về tiếng ù tai, bao gồm các yếu tố cảm giác cơ thể, căng thẳng, tiếng ồn, lượng thức ăn cụ thể và thay đổi áp suất khí quyển. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ù tai khác là giấc ngủ ngắn, được khoảng 33% bệnh nhân ù tai báo cáo. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân ù tai cho biết rằng họ cảm thấy tiếng ù tai to hơn sau khi ngủ trưa.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng sự điều chỉnh cảm giác cơ thể có thể góp phần làm thay đổi mức độ ù tai sau giấc ngủ trưa, điều này có thể liên quan đến các hiện tượng sinh lý khác nhau. Chẳng hạn, nghiến răng khi ngủ trưa - hành động nghiến, cắn hoặc siết chặt răng - có thể kích thích dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) và từ đó gây ra sự điều chỉnh cảm giác cơ thể liên quan đến ù tai khi tỉnh dậy.

Tư thế ngủ nghiêng trong thời gian dài có thể làm thay đổi trương lực cơ cổ và cơ nhai, một nguồn điều chỉnh cảm giác cơ thể khác liên quan đến ù tai. Ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể góp phần làm thay đổi ù tai sau giấc ngủ trưa do gây rối loạn chức năng cơ màn hầu khẩu cái (tensor veli palatini).

Nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm hiểu liệu việc tăng mức độ ù tai sau giấc ngủ trưa có liên quan đến sự điều chỉnh cảm giác cơ thể và vai trò của hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh tự chủ hay không.

Để thực hiện, 37 bệnh nhân ù tai thường xuyên gặp tình trạng ù tai tăng lên sau khi ngủ trưa đã được chọn tham gia nghiên cứu.

Tất cả những người tham gia thử nghiệm giấc ngủ sáu lần trong hai ngày, trong đó họ được kiểm tra bằng phương pháp đa ký giấc ngủ (polysomnography). Các bài kiểm tra thính lực và vận động cũng được thực hiện trước và sau mỗi lần ngủ thử.

Mỗi ngày, người tham gia cố gắng ngủ ba lần. Lần ngủ đầu tiên bắt đầu lúc 11 giờ sáng, lần thứ hai lúc 2 giờ chiều, và lần thứ ba lúc 4 giờ chiều.

Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa? 2
Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo đa ký giấc ngủ

Một số kết quả quan trọng

Nghiên cứu đã ghi nhận và phân tích 197 lần ngủ trưa, cho thấy mức độ ù tai tăng đáng kể sau mỗi giấc ngủ. Tuy nhiên, ở một số lần ngủ, mức độ ù tai lại giảm 23%.

Một sự giảm đáng kể mức độ ù tai được ghi nhận trong cả hai khoảng nghỉ đầu tiên và thứ hai trong ngày. Ở lần nghỉ đầu, người tham gia ăn trưa, trong khi ở lần nghỉ thứ hai không ăn uống gì. Điều này cho thấy việc ăn uống không liên quan đến việc tăng mức độ ù tai.

Trong các giai đoạn ngủ, ngủ nhẹ xuất hiện ở 85% lần ngủ, trong khi ngủ sâu chỉ chiếm 7%. Không có trường hợp nào xuất hiện giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).

Nghiên cứu cũng phát hiện mối liên hệ rõ ràng giữa thời gian ngủ nhẹ và ngủ sâu với mức độ ù tai. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên hệ giữa tổng thời gian ngủ trưa và mức độ ù tai.

Mức độ ù tai có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian ngáy và cường độ âm thanh của tiếng ngáy, cũng như với số lần xảy ra ngưng thở hoặc thở yếu trong lúc ngủ. Dù vậy, mối liên hệ này chỉ tác động đến mức độ khó chịu của ù tai chứ không làm tăng âm lượng ù tai.

Ngoài ra, không ghi nhận tác động đáng kể của tư thế ngủ hoặc nghiến răng trong giấc ngủ lên mức độ ù tai hoặc cảm giác khó chịu do ù tai gây ra.

Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa? 3
Ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ có mối liên hệ đến mức độ ù tai

Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên chứng minh và định lượng sự gia tăng mức độ ù tai do giấc ngủ trưa trong môi trường lâm sàng có kiểm soát. Kết quả cho thấy ngáy và ngưng thở khi ngủ trưa có thể làm tăng thêm tác động tiêu cực của giấc ngủ trưa đến mức độ ù tai và cảm giác khó chịu, qua đó gợi ý vai trò của cơ màn hầu khẩu cái trong quá trình điều chỉnh này. Quan trọng hơn, sự thay đổi ù tai liên quan đến giấc ngủ trưa chỉ là tạm thời, và mức độ ù tai có thể giảm đáng kể giữa các lần ngủ trưa.

Giấc ngủ trưa có thể làm giảm đáng kể tần số cộng hưởng ở cùng bên và đối bên, có thể do ảnh hưởng còn sót lại của sự tăng áp lực tai giữa trong khi ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc giảm tần số cộng hưởng và sự thay đổi ù tai do giấc ngủ trưa.

Các nhà nghiên cứu cũng không quan sát thấy mối liên hệ giữa ù tai do giấc ngủ trưa và sự điều chỉnh cảm giác liên quan đến khớp thái dương hàm hoặc vùng cổ. Có khả năng rằng sự thay đổi ù tai do giấc ngủ trưa là một dạng điều chỉnh cảm giác tiềm ẩn, vì các sự kiện ngáy và ngưng thở khi ngủ thường liên quan đến rối loạn chức năng cơ màn hầu khẩu cái.

Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa? 4
Ù tai có khả năng tiềm ẩn liên quan đến rối loạn chức năng cơ màn hầu khẩu cái

Như vậy bài viết đã khép lại, hy vọng với chủ đề “Tại sao ù tai lại trở nên trầm trọng hơn sau khi ngủ trưa?” đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng quên nhấn theo dõi website Nhà thuốc Long Châu để không bỏ lỡ những thông tin sức khỏe hữu ích khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ù taiGiấc ngủ