Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối: Dấu hiệu phân biệt

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ

Việc nhận biết các giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chẩn đoán và điều trị. Vậy làm thế nào để phân biệt ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối và cách điều trị ra sao?

Khi khối u đã lây lan và di căn sang nhiều bộ phận nghĩa là người bệnh ung thư hạch bạch huyết đã ở giai đoạn cuối, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không phải lúc nào cũng biết tình trạng của mình đã bước sang giai đoạn cuối. Hãy tìm hiểu bài viết sau để biết các giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết, nhất là cách nhận biết ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối.

Ung thư hạch bạch huyết có mấy giai đoạn?

Ung thư hạch bạch huyết là gì?

Ung thư hạch bạch huyết bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, hay được gọi là tế bào Lympho. Những tế bào Lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách, tủy xương và các bộ phận khác của cơ thể. 

Đây là một trong số ít bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao. Có hai loại chính:

  • U Lympho Hodgkin.
  • U Lympho không Hodgkin: Đa số những trường hợp mắc hạch bạch huyết là thuộc loại này.

U Lympho Hodgkin và không Hodgkin cần điều trị khác nhau do ảnh hưởng đến một loại tế bào Lympho khác nhau.

Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối: Dấu hiệu phân biệt 1
U Lympho Hodgkin là một loại ung thư hạch bạch huyết

Chúng ta cần phân biệt ung thư bạch cầu và ung thư hạch bạch huyết vì mỗi loại bắt đầu trong các tế bào khác nhau. Hạch bạch huyết bắt đầu trong tế bào Lympho chống nhiễm trùng còn ung thư bạch cầu bắt đầu trong các tế bào tạo máu trong tủy xương.

Các giai đoạn ung thư hạch bạch huyết

Dựa vào mức độ và sự phát triển, lây lan của tế bào khối u mà bệnh ung thư hạch được chia thành 4 giai đoạn:

  • Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn đầu.
  • Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 2.
  • Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 3.
  • Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối (giai đoạn 4).

Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối có gì khác?

Ung thư hạch giai đoạn đầu

Vào giai đoạn sớm của bệnh ung thư hạch, các tế bào ung thư mới bắt đầu phát triển ở hạch bạch huyết hoặc cơ quan bên ngoài các hạch bạch huyết. Do đó, người bệnh không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào nên chưa biết mình mắc bệnh.

Hơn nữa, ung thư hạch vẫn chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nên người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường và chỉ khi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ mới có thể phát hiện bệnh. Do đó tỉ lệ phát hiện ung thư hạch giai đoạn này khá thấp.

Ung thư hạch giai đoạn 2

Khi ung thư hạch vào giai đoạn 2, tế bào khối u đã sinh sôi và phát triển, xuất hiện ở hai hạch bạch huyết hoặc xuất hiện ở cùng phía cơ hoành nhiều hơn. Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận được sự bất thường vì các triệu chứng cũng dần biểu hiện rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, người bệnh thường nhầm lẫn các triệu chứng này với các bệnh khác và không nghĩ rằng ung thư hạch giai đoạn cuối. Người bệnh vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường. Tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn này cũng khá thấp.

Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối: Dấu hiệu phân biệt 2
Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn 2 có triệu chứng rõ ràng hơn

Ung thư hạch giai đoạn 3

Ở ung thư hạch giai đoạn 3, các tế bào bắt đầu lan ra ở các vùng hạch của cơ thể hoặc ở cả các bên của cơ hoành.

Lúc này, dù triệu chứng đã bắt đầu rõ dần, nhưng vẫn chưa phải là những triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư hạch giai đoạn cuối. Tuy nhiên, dù người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi của cơ thể nhưng lại thường chủ quan và bỏ qua.

Ung thư hạch giai đoạn cuối

Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất vì khả năng chữa khỏi ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối gần như không thể. Áp dụng các phương pháp điều trị lúc này chỉ nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Các tế bào ung thư hạch giai đoạn cuối ngày càng lan mạnh ra vùng bên ngoài hạch bạch huyết, xâm nhập vào các cơ quan khác bên trong cơ thể. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư hạch di căn tới gan, phổi, tủy xương.

Lúc này người bệnh đã cảm nhận rõ cơ thể có sự thay đổi và nhận biết các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối. Tỷ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn này lại chiếm đa số. Nếu không điều trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phá hủy các cơ quan bên trong cơ thể.

Sức khỏe của người bệnh ở giai đoạn cuối suy giảm nhiều. Tâm lý áp lực và lo lắng, ăn uống không ngon miệng sẽ khiến căn bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết rất cần thiết, bạn cần lưu ý các điều sau:

Chăm sóc người bệnh để ngăn ngừa nhiễm trùng

Bệnh nhân ung thư hạch rất dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng vì thường có số lượng máu thấp, chất lượng bạch cầu giảm, khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nên xấu hơn, thời gian phục hồi lâu hơn. Do vậy, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch, người nhà cần biết các phương pháp ngăn ngừa nhiễm trùng cho người bệnh:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc kháng virus nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra quá thường xuyên và nghiêm trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch. Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Cần vệ sinh nơi ở của người bệnh luôn sạch sẽ, thoáng mát, giặt chăn ga thường xuyên.
  • Hỗ trợ bệnh nhân vệ sinh cơ thể khi họ gặp nhiều khó khăn trong cử động. Nhắc người bệnh rửa tay để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thức ăn.
Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối: Dấu hiệu phân biệt 3
Chú trọng chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối là rất cần thiết

Chăm sóc người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày

Người thân cần hỗ trợ người bệnh ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối vì sức khỏe của họ rất yếu, suy kiệt, bao gồm các công việc:

  • Theo dõi và kiểm soát các triệu chứng, khi có bất thường xảy ra thì can thiệp kịp thời.
  • Nhắc bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, khám bệnh đúng lịch hẹn. 
  • Cải thiện sức khỏe người bệnh bằng cách đưa họ tham gia các câu lạc bộ như thiền, yoga.
  • Hỗ trợ người bệnh sống lành mạnh như bỏ thuốc lá và rượu bia, ăn uống đầy đủ và đủ chất, ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, thường xuyên tập thể dục.
  • Giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như khô và loét miệng, đau, buồn nôn, nôn... 
  • Đưa người bệnh đến các chuyên viên tâm lý nếu họ có các triệu chứng trầm cảm như thường xuyên tuyệt vọng hoặc lo lắng, không hứng thú với mọi hoạt động, giảm cân hoặc tăng cân bất thường, dễ bị kích động, không có sức sống, khó tập trung, khó ngủ, suy nghĩ về cái chết...

Tóm lại, sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết những dấu hiệu nhận biết bệnh đang ở giai đoạn nào, khi nào thì bệnh chuyển sang ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Ung thư hạch bạch huyết sống được bao lâu?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin