Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ung thư vòm họng là gì? Gợi ý thực đơn cho người ung thư vòm họng

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư vòm họng. Vậy trong thực đơn cho người ung thư vòm họng cần lưu ý những gì? Nắm được những điều này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc ăn uống hàng ngày.

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, nhanh phục hồi sức khỏe hơn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thực đơn cho người ung thư vòm họng trong bài viết dưới đây nhé!

Khái quát về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính nguy hiểm xảy ra trên đường hô hấp. Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường xuất hiện tại vùng mũi họng nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác trên đường hô hấp, khiến người bệnh chủ quan và trì hoãn đi thăm khám.

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư vòm họng vẫn chưa được rõ, nhưng đã xác định được các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như

  • Mắc phải virus HPV hoặc EBV;
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm;
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học;
  • Lạm dụng thuốc lá và rượu bia;
  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao;
  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường nếu trong gia đình có thành viên mắc ung thư vòm họng.

Dấu hiệu của ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khối u phát triển một cách âm thầm. Sau đó, người bệnh thấy xuất hiện một số triệu chứng bệnh như:

  • Đau rát họng và khàn tiếng;
  • Ngạt mũi;
  • Ho có đờm;
  • Đau đầu;
  • Nổi hạch.

Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí, kích thước, loại khối u, giai đoạn ung thư vòm họng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Ngoài ra, thực đơn ăn uống của người ung thư vòm họng cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình và kết quả điều trị bệnh.

Ung thư vòm họng là gì? Gợi ý thực đơn cho người ung thư vòm họng 1
Ung thư vòm họng gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh

Thực đơn cho người ung thư vòm họng như thế nào?

Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có sự ảnh hưởng nhất định nào đó, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Điều này khiến cho việc ăn uống của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn hơn. Lúc này, bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Người bệnh có thể chia thành 5 - 6 bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa chính như lúc chưa mắc bệnh. Bệnh nhân ung thư vòm họng thường gặp phải tình trạng bị khó nuốt. Do đó, việc lựa chọn những loại thực phẩm có tính mềm, dễ nuốt và chế biến thành dạng nhừ để người bệnh dễ ăn hơn là điều rất cần thiết.

Ung thư vòm họng nên ăn gì? Một số loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người ung thư vòm họng ăn hàng ngày là:

  • Sử dụng các loại cháo dinh dưỡng, xốt lỏng hoặc súp.
  • Làm các loại nước ép hoa quả, nước ép rau củ không chứa hàm lượng chất acid cao như nước ép đu đủ, dưa hấu, cà rốt…
  • Các loại thực phẩm cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể của bệnh nhân như thịt bò thăn, thịt gia cầm không da, các loại cá, trứng…
  • Bổ sung nhiều rau xanh nhằm cung cấp chất xơ cần thiết cho người bệnh như cải ngọt, rau bina, rau ngót, súp lơ xanh…
  • Kết hợp nhiều loại ngũ cốc tinh chế, phô mai, pho mát, sữa cũng là những loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là gì? Gợi ý thực đơn cho người ung thư vòm họng 2
Nên bổ sung các loại rau xanh trong thực đơn cho người ung thư vòm họng

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần kiêng gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân ung thư vòm họng cũng cần nắm rõ những loại thực phẩm nên tránh trong thực đơn cho người ung thư vòm họng, cụ thể là:

  • Chuối, bơ, cà chua, rau diếp.
  • Tránh tuyệt đối các loại đồ uống chứa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Cần tránh các loại nước ép hoa quả có hàm lượng acid cao như nước ép họ cam, nước chanh… để tránh gây đau rát cho cổ họng.
  • Tránh các thực phẩm gây khó nuốt vì quá khô cứng hoặc kích thước lớn như lương khô, quả hạnh, xôi, ngũ cốc nguyên cám…
  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ nướng… để hạn chế gây kích ứng cho cổ họng.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm chế biến quá mặn, chứa nhiều đường.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tránh ăn các đồ tái, sống, chần qua mà chỉ nên ăn thức ăn đã được nấu để giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi tế bào ung thư vòm họng đã di căn đến tủy, xương…
Ung thư vòm họng là gì? Gợi ý thực đơn cho người ung thư vòm họng 3
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên sử dụng rượu bia

Một số lưu ý về cách phòng tránh bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, việc phòng tránh bệnh thông qua lối sống là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng hiệu quả, cụ thể là:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn duy trì một chế độ dinh dưỡng thích hợp như ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại tế bào ung thư. Đồng thời không nên ăn các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi..
  • Không sử dụng đồ uống quá nóng: Thói quen thường xuyên uống đồ nóng như cà phê, trà, canh, súp… sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng, bởi đồ còn đang nóng sẽ làm tổn thương các mô, tế bào vòm họng.
  • Không nên ăn đồ nướng thường xuyên: Đồ nướng luôn là lựa chọn của nhiều người vì vừa nóng hổi vừa thơm ngon. Tuy nhiên, đây chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, do thực phẩm sau khi được nướng lên sẽ sinh ra một số chất độc hại gây ra các bệnh ung thư.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, thuốc lào… có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Đồng thời còn giúp cơ thể được thoải mái, giải tỏa căng thẳng, đốt cháy lượng mỡ thừa. Từ đó, giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch với nhiều bệnh lý. Vì thế, bạn nên dành ra khoảng 30 - 60 phút/ngày để rèn luyện cơ thể.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tai - mũi - họng: Bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai - mũi - họng. Bởi nếu các bệnh lý này kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe toàn thân và có thể gây ra bệnh lý khác, trong đó có bệnh ung thư vòm họng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần sẽ giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe và giúp phát hiện sớm các bất thường.
Ung thư vòm họng là gì? Gợi ý thực đơn cho người ung thư vòm họng 4
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh lý

Trên đây là những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ về thực đơn cho người ung thư vòm họng . Thực tế, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư vòm họng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp để tìm được chế độ ăn phù hợp với bản thân.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin