Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống nước nhiều đi tiểu nhiều là biểu hiện sinh lý bình thường. Nhưng nếu kèm theo các biểu hiện bất thường nghĩa là bạn đang uống quá nhiều nước. Vậy uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu?
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và các hoạt động của mọi hệ cơ quan trong cơ thể con người. Cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ có những biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,... Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước liệu có tốt? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu.
Lượng nước đưa vào cơ thể sẽ dần mất đi qua quá trình bài tiết mồ hôi, nước tiểu, nhu động ruột,... Do đó, chúng ta phải cung cấp một lượng nước đủ cho cơ thể hàng ngày từ nhiều nguồn.
Bên cạnh đồ uống, nước lọc thì nước cũng đến từ các thực phẩm khác như rau xanh, các loại củ, quả,... Lượng nước cơ thể cần cho một ngày được khuyến cáo như sau: Khoảng 3,7 lít nước/ngày với nam giới và khoảng 2,7 lít nước/ngày với nữ giới.
Con số này có thể thay đổi nếu bạn hoạt động thể lực như lao động, chơi thể thao, sống trong môi trường thời tiết nóng ẩm, kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường, tình trạng sức khỏe khiến mất nước (như tiêu chảy, nôn mửa, sốt,...), phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
Uống nước là tốt nhưng không có nghĩa càng uống nhiều càng tốt. Nếu bạn ép cơ thể hấp thụ quá nhiều nước, bạn sẽ gặp một trong những biểu hiện dưới đây.
Người bình thường đi tiểu từ 6 - 8 lần/ngày. Nếu vượt qua giới hạn này nghĩa là bạn đang uống nước nhiều hơn mức cho phép. Điều này có thể chưa gây nên hệ quả nguy hiểm nhưng nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì sẽ gây cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn nên để ý thêm màu nước tiểu. Uống ít nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng đậm. Nếu uống quá nhiều nước, màu nước tiểu sẽ trở nên trong suốt. Nước tiểu màu vàng nhạt là biểu hiện tình trạng cơ thể tốt nhất. Bạn có thể dựa vào đây để điều chỉnh lượng nước uống của cơ thể.
Khi cơ thể chứa quá nhiều nước, thận buộc phải lọc thải nhiều. Uống nước vào đêm muộn vừa khiến nước tích tụ lại trong cơ thể, vừa gây ra sự mở rộng của các tế bào khiến các cơ quan nội tạng trở nên to hơn bình thường. Hộp sọ cũng là một trong số đó. Đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Bên cạnh đó, thận làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.
Uống nước quá nhiều làm giảm mức độ điện giải của cơ thể khiến cơ bắp dễ bị chuột rút hơn. Chất điện giải trong cơ thể quá thấp, bạn cần phải uống một số đồ uống dành cho dân thể thao để tăng nồng độ chất điện giải lên.
Đây là biểu hiện nguy hiểm nhất khi uống một lượng lớn trong thời gian ngắn. Nó xảy ra khi tình trạng natri trong máu hạ xuống quá mức cho phép. Natri giúp cơ thể duy trì cân bằng các chất lỏng. Hàm lượng natri trong máu giảm, nước sẽ xâm nhập vào tế bào và làm chúng sưng phồng lên.
Tế bào não sưng lên, cùng việc dạ dày gây áp lực sẽ khiến bạn cảm thấy đau đầu, nặng hơn là nôn mửa, đỉnh điểm là xảy ra tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong. Tình huống này hiếm khi xảy ra với người bình thường mà xảy ra với những người tập thể thao với cường độ lớn. Họ tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường nên buộc phải bổ sung nước trong thời gian ngắn.
Như những phân tích phía trên, chúng ta có thể thấy uống nhiều nước đi tiểu nhiều không tốt cho cơ thể. Bởi chúng sẽ gây áp lực trực tiếp lên thận khi buộc thận phải làm việc quá năng suất. Uống nước quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến rối loạn điện giải, loãng natri trong máu, ngộ độc nước,...
Lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường khiến bàng quang nhanh đầy, buộc chúng ta phải đi tiểu nhiều hơn. Khoảng cách giữa 2 lần tiểu tiện gần hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới một số bệnh lý như: Sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, đái tháo nhạt,…
Uống nhiều nước đi tiểu nhiều nghĩa là cơ thể đang đẩy nhanh quá trình đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên nếu việc này lặp lại quá nhiều lần, trong thời gian dài sẽ gây ra hệ quả không tốt. Cụ thể, nếu đi tiểu liên tục mà kèm thêm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt quá 10 lần một ngày. Vì vậy bạn không nên uống quá nhiều trong ngày và không uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn.
Để giải quyết tình trạng này, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, sau khi thay đổi vẫn không thấy có dấu hiệu thuyên giảm các triệu chứng như đi tiểu nhiều thì bạn cần phải khám bác sĩ để có điều trị đúng đắn.
Một số lưu ý trong quá trình sinh hoạt và khẩu phần ăn để giúp thận và bàng quang không phải chịu áp lực quá nhiều.
Bạn sẽ phải điều trị bằng những loại thuốc chuyên dụng nếu uống nước nhiều đi tiểu nhiều kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác. Đơn thuốc sẽ được bác sĩ kê sau khi bạn đến thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Uống thuốc tây sẽ có tác dụng nhanh nhưng cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như bị lệ thuộc vào thuốc, dễ tái phát, ảnh hưởng đến một số bộ phận cơ thể khác.
Trên đây là một số chia sẻ về việc uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu. Tóm lại, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.