Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước nhiễm sắt là tình trạng ô nhiễm nước rất phổ biến mà nhiều hộ dân gặp phải, đặc biệt là các hộ dân sử dụng nước giếng khoan. Vậy, nước nhiễm sắt ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào nếu sử dụng lâu dài?
Nước nhiễm sắt thường có mùi tanh kim loại đặc trưng, có thể xuất hiện váng nâu đỏ hoặc váng ánh kim trên mặt nước. Sử dụng nước này để giặt quần áo sẽ khiến cho quần áo bị ố vàng. Nguy hiểm hơn, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, dễ thừa sắt, gây tổn thương gan, bệnh lý tim mạch,... Để biết thêm một số thông tin có liên quan tới tình trạng nước nhiễm sắt, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nước nhiễm sắt là khi hàm lượng sắt hòa tan dưới dạng Fe2+ vượt quá mức tiêu chuẩn an toàn, thường là 0.3 mg/l theo quy định của WHO và Bộ Y tế Việt Nam.
Như thông thường, nước nhiễm sắt vẫn sẽ có màu khá trong sau khi vừa mới bơm lên bể chứa. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, sắt dưới dạng Fe2+ sẽ chuyển sang dạng Fe3+, từ đó tạo nên kết tủa màu đỏ nâu khiến cho nước bị đục.
Ngoài ra, cũng giống như khi sử dụng các loại nước nhiễm chất độc khác như thủy ngân, phèn, asen, nitrat,... thì việc sử dụng nước nhiễm sắt trong khoảng thời gian dài cũng sẽ gây hại đến sức khỏe của con người.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho nước bị nhiễm sắt như:
Để kiểm tra nước nhiễm sắt, hãy lấy một cốc nước và để ngoài không khí từ 15 đến 30 phút. Nếu nước chuyển màu nâu đỏ hoặc có váng kim loại, có thể nước chứa hàm lượng sắt cao. Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể sử dụng các thang đo, công cụ để xác định chất lượng nước.
Các hộ gia đình sử dụng nước nhiễm sắt để thực hiện các hoạt động sinh hoạt thông thường như nấu ăn, tắm rửa, giặt quần áo hay làm nước uống lâu ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da như viêm da, dị ứng, nổi mụn,... Nếu dùng nước nhiễm sắt để đánh răng, răng có thể bị ố vàng và mắc các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa, bệnh về máu và nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư.
Quá nhiều sắt trong cơ thể cũng khiến cho người dùng bị sụt cân bất thường, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tổn thương tim, gan, tụy,... Bên cạnh đó, nước nhiễm sắt cũng làm chậm lại quá trình hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn của cơ thể, từ đó, người dùng thường xuyên bị buồn nôn, nôn, khó tiêu và chán ăn.
Nếu dùng để chế biến thức ăn, pha sữa, pha trà,... nước nhiễm sắt sẽ khiến cho hương vị của món ăn, thức uống bị biến đổi, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như hương vị, làm cho người dùng cảm thấy không còn ngon miệng.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng sẽ bị ảnh hưởng do nước nhiễm sắt. Quần áo sau khi giặt bằng nước nhiễm sắt sẽ dễ bị ố vàng, khả năng tạo bọt của xà phòng bị hạn chế, người dùng phải sử dụng nhiều các chất tẩy rửa hơn khi giặt quần áo, rửa bát,... Các đồ dùng trong nhà cũng nhanh bị hư hại, hoen gỉ khi tiếp xúc với nước nhiễm sắt và sắt có thể tích tụ lại bên trong đường ống, làm cho đường ống trở nên giòn hơn, dễ vỡ, tắc nghẽn.
Để xử lý tình trạng nước nhiễm sắt, bạn đọc có thể sử dụng tro bếp. Đây vừa là cách làm đơn giản, tiết kiệm lại mang lại hiệu quả khá tốt được rất nhiều các hộ gia đình vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn thiếu nước sạch áp dụng.
Để lọc 1 lít nước nhiễm sắt, bạn hãy hòa tan vào nước 5gr tro bếp. Tro bếp có tính kiềm, giúp tăng độ pH của nước, từ đó đẩy nhanh quá trình oxy hóa Fe²⁺ thành Fe³⁺ và hình thành kết tủa nâu đỏ. Sau khoảng từ 20 đến 30 phút, bạn có thể lấy phần nước sạch để sử dụng.
Đây là cách tương đối đơn giản và dễ áp dụng, tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể loại bỏ một lượng sắt nhất định, hàm lượng sắt bên trong nước vẫn có thể còn rất cao, sử dụng lâu có thể khiến cho cơ thể bị thừa sắt. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng nước đã được lọc bằng tro để sinh hoạt thông thường.
Vôi là chất được áp dụng rất phổ biến trong các hệ thống lọc nước tại nhà máy xử lý nước. Giống tro bếp, bạn hãy hòa tan vôi với nước nhiễm sắt để làm tăng độ pH của nước, làm cho quá trình oxy của Fe2+ thành Fe3+ diễn ra nhanh chóng hơn. Sau đó, hãy để nước lắng và tiến hành loại bỏ phần chất kết tủa ra khỏi nguồn nước.
Tuy nước đã được các nhà máy lọc nước xử lý, dẫu vậy, nguồn nước tới tay người tiêu dùng vẫn có thể chứa hàm lượng sắt cao. Do đó, để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho nguồn nước sinh hoạt, nước uống hàng ngày của gia đình, bạn đọc hãy trang bị một hệ thống lọc nước tại nhà. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy lọc nước khác nhau, giúp loại bỏ không chỉ sắt mà cả các chất độc hại khác. Không chỉ có thế, một số loại máy lọc nước còn có thể bổ sung nguồn khoáng cho nước như magie, canxi, kali,... đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo sử dụng.
Nước nhiễm sắt không phải là vấn đề đơn giản. Do đó, nếu nhận thấy nguồn nước trong ngôi nhà của mình đang thiếu đảm bảo, bạn đọc không nên chủ quan bỏ qua. Hãy có những biện pháp phù hợp giúp làm sạch nguồn nước, tránh khiến cho sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu trong gia đình bị ảnh hưởng về lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.