Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Ưu và nhược điểm của các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

Ngày 25/05/2023
Kích thước chữ

Khi bé đạt khoảng 6 tháng tuổi, giai đoạn hấp thu dinh dưỡng của bé sẽ bắt đầu một chặng đường mới là ăn dặm. Các phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu về từng phương pháp và chọn ra phương pháp tốt nhất cho con yêu của mình.

Nhiều cha mẹ chỉ sử dụng một phương pháp ăn dặm duy nhất cho con, điều này không thực sự tốt, nếu có thể bạn nên áp dụng nhiều phương pháp, nhằm mang lại cơ hội cho bé học hỏi và phát triển đa dạng thêm nhiều kỹ năng cho bản thân.

Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có ba phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ Việt thường lựa chọn và áp dụng cho bé yêu của mình. Đó là: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm BLW, phương pháp ăn dặm truyền thống. 

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống là một phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều bởi các mẹ Việt Nam. Khi bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được cho ăn bột xay kết hợp với các loại thực phẩm khác. Sau khi bé mọc răng, chế độ ăn sẽ chuyển sang cháo kèm thức ăn xay nhuyễn.

Các phương pháp ăn dặm nào bạn nên áp dụng cho bé
Phương pháp ăn dặm truyền thống được áp dụng phổ biến ở nước ta

Ưu điểm:

  • Thức ăn xay nhuyễn, dễ tiêu hóa, giúp bé tiếp nhận dinh dưỡng dễ dàng.
  • Quá trình chế biến đơn giản, tiết kiệm thời gian, phù hợp với những bậc cha mẹ bận rộn.
  • Có thể cung cấp khẩu phần ăn nhiều cho bé từ giai đoạn đầu.

Nhược điểm:

  • Thức ăn được xay và pha trộn có thể khiến bé không cảm nhận được hương vị và gây khó khăn cho mẹ trong việc phát hiện dị ứng thức ăn.
  • Có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn rắn của bé và không tạo được phản xạ nhai tự nhiên cho bé.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật Bản liên quan đến việc cho bé ăn cháo loãng đã qua xay mịn với tỷ lệ nước: Gạo là 1:10 thay vì sử dụng bột. Bé sẽ tiến dần từ cháo loãng đến các loại thực phẩm khác với độ tinh khiết và độ thô tăng dần theo từng giai đoạn phù hợp. Mỗi loại thức ăn sẽ được tách biệt và không được pha trộn. Có thể bổ sung thêm siro MorningKids Good Appetite để hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon hơn.

Ưu điểm:

  • Giúp bé phát triển khả năng ăn thức ăn có cấu trúc sớm hơn và rèn kỹ năng nhai nuốt tốt hơn.
  • Tạo cảm giác thoải mái cho bé khi ăn, giúp bé khám phá từng món ăn với hương vị tự nhiên.
  • Xây dựng thói quen ngồi ăn, giúp bé ăn nhiều hơn và tập trung hơn, đồng thời tăng cường khả năng tự lập của bé.
Các phương pháp ăn dặm nào bạn nên áp dụng cho bé 1
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng

Nhược điểm:

  • Yêu cầu thời gian, công sức để dạy bé ngồi và cầm thìa.
  • Mẹ cần dành thời gian để chuẩn bị từng loại thức ăn riêng biệt.

Phương pháp ăn dặm BLW

Phương pháp BLW cho phép bé tự quyết định quá trình ăn của mình ngay từ đầu. Cha mẹ chỉ cung cấp loại thực phẩm, còn bé sẽ tự quyết định cách ăn và lượng thức ăn.

Chế độ BLW này có các đặc điểm sau: Bé ngồi cùng bàn ăn với cả gia đình; bé tự ăn và ăn thực phẩm nguyên miếng giống người lớn; bé sẽ tự chọn những thực phẩm yêu thích bằng cách tự bốc và cầm nắm bằng tay nguyên miếng thức ăn đã được nấu chín.

Ưu điểm:

  • Giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí do được trải nghiệm đa dạng khẩu vị.
  • Khuyến khích bé ăn một cách tự nhiên đồng thời phát triển kỹ năng tự điều khiển thức ăn, kỹ năng nhai.
  • Xây dựng thói quen ăn độc lập từ sớm.
  • Giúp bé phát triển kỹ năng tinh tế, học cách sử dụng tay và mắt qua việc đưa thức ăn vào miệng bằng ngón tay.
Các phương pháp ăn dặm nào bạn nên áp dụng cho bé 2
Phương pháp ăn dặm BLW giúp bé trải nghiệm đa dạng khẩu vị

Nhược điểm:

  • Khó kiểm soát lượng chất dinh dưỡng và thức ăn bé tiêu thụ. Bạn có thể sử dụng dung dịch uống Hatro nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D3, DHA.
  • Có nguy cơ bé bị hóc do ăn thức ăn nguyên miếng.

Gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Dù bạn áp dụng phương pháp ăn dặm nào, điều quan trọng nhất là lắng nghe bé và tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm khoa học. Dưới đây là một thực đơn đúng cách và linh hoạt cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn:

Trẻ từ 6 - 8 tháng

  • Cho bé ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: Rau, củ, quả đã chế biến mềm.
  • Tránh cho bé ăn món ăn chứa quá nhiều protein.
  • Bắt đầu với 1 bữa ăn dặm mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 bữa.

Trẻ từ 9 - 11 tháng

  • Bổ sung trứng, thịt, cá hoặc dầu mỡ vào thực đơn của bé.
  • Tăng số bữa ăn trong ngày lên 3 - 4 bữa.

Trẻ từ 12 - 23 tháng

  • Đa dạng hóa thực đơn bằng cách cung cấp các loại thức ăn khác nhau.
  • Bé có thể ăn đủ 4 bữa trong ngày.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Các phương pháp ăn dặm nào bạn nên áp dụng cho bé 3
Áp dụng phương pháp ăn dặm nào cũng cần chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé

Trẻ từ 24 - 36 tháng

  • Trẻ đã có kỹ năng ăn uống giống người lớn, nhưng vẫn cần tránh các thực phẩm quá dai hoặc cứng.
  • Cha mẹ cần tiếp tục chú ý đến bé vì nguy cơ hóc và nghẹn vẫn tồn tại ở độ tuổi này.

Quan trọng nhất là điều chỉnh thực đơn dựa trên tình trạng sức khỏe, sự phát triển và sở thích của bé. Lưu ý, khi áp dụng các kiểu ăn dặm cho bé, mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày để đảm bảo bé được tiếp xúc với đa dạng thức ăn và giúp bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm?

Vì sao cần tránh áp dụng phương pháp ăn dặm sai thời điểm?

Việc xác định thời điểm cũng như phương pháp ăn dặm phù hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm là điều mẹ cần chú ý. Việc cho bé ăn dặm đúng sẽ giúp trẻ tiếp nhận và hấp thu được các dưỡng chất từ thức ăn. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc sai phương pháp có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh như sau:

  • Dạ dày và thận của trẻ chưa hoàn thiện, việc ăn dặm quá sớm có thể gây tổn thương cho các cơ quan này vì chúng chưa phát triển đầy đủ và phải hoạt động quá mức. Trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ chất nhầy và enzyme để tiêu hóa protein và chất béo, gây áp lực lên thận.
  • Việc ăn dặm sớm, sai phương pháp có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như: Táo bón hoặc tiêu chảy do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
  • Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, đủ mạnh mẽ để tiếp nhận thức ăn rắn, dẫn đến tổn thương cho niêm mạc và sự xuất hiện của các vấn đề về dạ dày khi trẻ lớn lên.
  • Việc bé bỏ bú sớm do ăn dặm có thể dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng và quá trình phát triển của trẻ.
  • Các cơ hàm và lưỡi của trẻ chưa hoạt động phối hợp một cách nhuần nhuyễn khi ăn dặm quá sớm, dẫn đến nguy cơ sặc hoặc nghẹn.
  • Trẻ có nguy cơ cao bị béo phì do thức ăn dặm chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Các phương pháp ăn dặm nào bạn nên áp dụng cho bé 4
Tránh áp dụng phương pháp ăn dặm sai thời điểm

Vì vậy, cần đảm bảo cho bé ăn dặm vào thời điểm phù hợp, đúng phương pháp để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Hy vọng với các phương pháp ăn dặm trên đây đã giúp ích được bạn trong quá trình chăm sóc bé tại nhà. Hãy xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, đừng quá tập trung vào một dưỡng chất cụ thể nào. Như vậy mới giúp bé có thể đủ dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Cá hồi nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Minh QA

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin