Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Tiêm chủng

Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Chống chỉ định của vắc xin sởi

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một trong các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi là tiêm vắc xin. Trẻ em từ 9 tháng tuổi được khuyến cáo nên tiêm vắc xin sởi. Vậy vắc xin sởi cho bé có mấy loại?

Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch lớn. Bệnh sởi có tỷ lệ tử vong cao nhất nhóm đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phế quản, viêm thanh quản… Do đó, vắc xin sởi được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ ngay từ 9 tháng tuổi. Vậy vắc xin sởi cho bé có mấy loại?

Tìm hiểu về vắc xin sởi

Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch bệnh, thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong cao hàng đầu.

Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus sởi là thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết từ niêm mạc họng của người bệnh khi hắt hơi, ho, khạc nhổ hoặc giao tiếp. Do vậy, bệnh sởi thường rất dễ lây lan ở những nơi đông người như trường học, ký túc xá, khu công nghiệp, công viên, bệnh viện… Một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi.

Vắc xin sởi là một loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi. Loại vắc xin này được nghiên cứu và điều chế dưới dạng vắc xin sống đã giảm độc lực để tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.

Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn với mọi người, bao gồm cả những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Hầu hết các trường hợp trẻ em sau khi tiêm vắc xin sởi không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, một vài trường hợp xảy ra tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm hay phát ban. Các tác dụng phụ này có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì.

Hiện nay, vắc xin sởi là một trong những loại vắc xin nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” cho trẻ em ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ được mức độ quan trọng và cần thiết của vắc xin sởi đối với trẻ nhỏ.

Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Chống chỉ định của vắc xin sởi  1
Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin sởi?

Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng và cần ít nhất 95% khả năng miễn dịch cộng đồng để có thể ngăn chặn dịch sởi. Dịch sởi có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào nếu cộng đồng không tiêm chủng đầy đủ.

Theo các chuyên gia, bất kỳ đối tượng nào chưa có miễn dịch với virus sởi đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh sởi, cụ thể là:

  • Trẻ không còn miễn dịch thụ động truyền từ mẹ sang và chưa được tiêm vắc xin sởi.
  • Trẻ đã tiêm vắc xin sởi nhưng chưa có đáp ứng với hệ miễn dịch.
  • Thanh thiếu niên và người trưởng thành chưa tiêm vắc xin sởi hoặc mắc bệnh sởi trước đây.
  • Người cao tuổi có bệnh lý nền mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, phổi…
Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Chống chỉ định của vắc xin sởi  2
Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên tiêm vắc xin sởi đầy đủ

Chống chỉ định của vắc xin sởi

Dưới đây là các trường hợp chống chỉ định của vắc xin sởi, bao gồm:

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc do mắc phải các bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư đang hoá trị, xạ trị hoặc sử dụng thuốc đơn dòng, dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch…
  • Người mắc phải chứng rối loạn tế bào máu, bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết hoặc xương tuỷ, bệnh lao… chống chỉ định với vắc xin sởi.
  • Người bị dị ứng hoặc xảy ra phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với thành phần có trong vắc xin sởi như neomycin hoặc gelatin.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng có chống chỉ định với vắc xin sởi, bởi vắc xin sởi có thể vô tình làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ lên thai nhi trong bụng mẹ.
Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Chống chỉ định của vắc xin sởi  3
Vắc xin sởi chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai

Vắc xin sởi cho bé có mấy loại?

Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở nên nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy vắc xin sởi cho bé có mấy loại?

Dưới đây là 5 loại vắc xin sởi được chỉ định tiêm cho trẻ để phòng ngừa bệnh sởi, bao gồm:

Vắc xin sởi đơn (Vắc xin MVVAC - Việt Nam)

Ở Việt Nam, vắc xin MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac. Vắc xin MVVAC được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và những đối tượng chưa có kháng thể sởi trong cơ thể.

Vắc xin MVVAC nằm trong “Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia” với 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu trẻ đến tiêm (từ 9 đến dưới 12 tháng tuổi).
  • Mũi 2 (MMR1): Tiêm sau mũi sởi 1 ít nhất là 3 tháng.
  • Mũi 3 (MMR2): Tiêm sau mũi MMR1 ít nhất là 3 năm.

Vắc xin Sởi - Rubella (Vắc xin MR - Việt Nam)

Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển vắc xin MR. Vắc xin MR được chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn đến 45 tuổi để phòng ngừa bệnh Sởi - Rubella.

Vắc xin MR được áp dụng trong “Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia” với lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: Trẻ em được 9 tháng tuổi tiêm vắc xin MVVAC.
  • Mũi 2: Trẻ em được 18 tháng tuổi tiêm vắc xin MR.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (Vắc xin Priorix)

Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Vắc xin Priorix là một trong 5 loại vắc xin sởi tiêm cho trẻ để phòng ngừa bệnh sởi.

Vắc xin Priorix được tập đoàn Glaxosmithkline (GSK - Bỉ) nghiên cứu và phát triển. Loại vắc xin này cũng được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành để phòng ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella.

Nhóm đối tượng và lịch tiêm chủng của vắc xin Priorix (Bỉ) như sau:

Trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tuổi tiêm vắc xin sởi lần đầu

Áp dụng lịch tiêm 3 mũi vắc xin sởi như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Mũi 3: Hẹn tiêm lúc 4 - 6 tuổi hoặc tiêm cách mũi 2 ít nhất là 3 năm.

Trẻ em từ 1 - 7 tuổi

Áp dụng lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.

Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn

Áp dụng lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: Cách mũi thứ 1 ít nhất là 1 tháng.

Khuyến cáo tiêm mũi 3 khi bùng dịch sởi và cách mũi 2 ít nhất là 1 tháng.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (Vắc xin MMR - Ấn Độ)

Vắc xin MMR được công ty Serum Institute of India Ltd nghiên cứu và phát triển. Loại vắc xin này được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 1 - 10 tuổi để phòng ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella.

Lịch tiêm vắc xin MMR như sau:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 4 - 6 tuổi.
Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Chống chỉ định của vắc xin sởi  4
Vắc xin sởi cho bé có mấy loại

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (Vắc xin MMR II - Mỹ)

Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Vắc xin MMR II là một loại vắc xin được chỉ định cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên để phòng ngừa bệnh sởi. Vắc xin MMR II được tập đoàn Merck Sharp and Dohme của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Loại vắc xin này cũng được chỉ định tiêm cho người trưởng thành.

Nhóm đối tượng và lịch tiêm của vắc xin MMR II như sau:

Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 7 tuổi chưa tiêm MVVAC hoặc MMR II

Áp dụng lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 sau 3 tháng (ưu tiên) hoặc hẹn tiêm khi trẻ được 4 - 6 tuổi.

Trẻ từ 7 tuổi trở nên và người lớn

Áp dụng lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 là 1 tháng.

Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể bùng phát thành dịch lớn. Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi đầy đủ. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vắc xin sởi và giải đáp được thắc mắc “vắc xin sởi cho bé có mấy loại?”.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin