Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vừa qua đã có một nghiên cứu được đăng trên trang medRxiv chỉ ra rằng, số ca tử vong vì COVID-19 ở những quốc gia có chính sách tiêm chủng bắt buộc vaccine phòng bệnh lao BCG thấp hơn hẳn so với những nước không có. Cụ thể, theo Bloomberg, nghiên cứu đã nhấn mạnh mối tương quan giữa chính sách tiêm chủng bắt buộc với số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh.
Một trong những tác giả của nghiên cứu kể trên là chuyên gia của viện Công nghệ New York, ông Gonzalo Otazu đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của vaccine phòng lao BCG sau khi nhận thấy số ca nhiễm COVID-19 thuộc mức thấp của Nhật Bản. Nước này là một trong những nơi ghi nhận trường hợp lây nhiễm sớm nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, tuy nhiên vẫn chưa ban hành nhiều biện pháp phong tỏa như nhiều quốc gia khác.
Chuyên gia Otazu đã biết đến một nghiên cứu về vaccine BCG, được cho là không những bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn lao mà cả một số bệnh truyền nhiễm khác. Do đó nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành chạy những mô hình dữ liệu tại các quốc gia có chương trình tiêm chủng bắt buộc loại vaccine này. Sau đó họ tiếp tục tiến hành so sánh với số lượng ca mắc và ca tử vong do COVID-19 nhằm tìm kiếm mối tương quan.
Trong nhóm những nước phát triển với nhiều ca dương tính thì Mỹ và Ý là 2 nước có khuyến nghị tiêm vaccine BCG, nhưng chỉ với nhóm đối tượng có nguy cơ. Còn Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh thì nhiều năm trước từng có chính sách này nhưng gần đây đã không còn phổ biến. Theo ông Otazu, Trung Quốc cũng có chính sách nói trên nhưng không được thi hành hiệu quả từ trước năm 1976. Hiện tại 2 nước được cộng đồng quốc tế xem là có dấu hiệu kiểm soát dịch tốt là Nhật Bản và Hàn Quốc có chính sách tiêm chủng toàn quốc vaccine BCG.
Đến thời điểm này, con số về những ca nhiễm và tử vong trên toàn thế giới không ngừng tăng. Các nhà nghiên cứu đang gấp rút ngày đêm để tìm cách kiểm soát tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên có lẽ chúng ta phải cần ít nhất là hơn 1 năm nữa mới tạo ra được loại vaccine phòng bệnh COVID-19. Đó cũng là lý do mà giới chuyên môn đang xem xét một số lựa chọn có sẵn để thay thể, chẳng hạn như vaccine phòng bệnh lao BCG. Hiện nghiên cứu này của chuyên gia Otazu vẫn chưa được trình duyệt.
Hiện nay nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng loại vaccine này cũng đang được thực hiện tại Úc, Đan Mạch, Đức, Anh, Mỹ và Hà Lan. Bloomberg cho biết, các bác sĩ lâm sàng đang bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine BCG cho nhóm nhân viên y tế ở tuyến đầu và nhóm người cao tuổi. Qua đó nhằm quan sát mức độ bảo vệ của nó trước virus SARS-CoV-2.
Theo quan điểm của chuyên gia y tế Mihai Netea tại đại học Y Radboud, Hà Lan thì vaccine này có khả năng tạo nên dấu ấn cho cơ thể. Nhờ đó hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với bất cứ loại virus nào với cơ chế tấn công tương tự vi khuẩn lao. Cuối cùng, hệ miễn dịch của những người được tiêm sẽ hoạt động hiệu quả hơn hẳn so với nhóm không được tiêm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo rằng dù BCG có hiệu quả thì chúng ta cũng không có lý do gì để tích trữ chúng. Chuyên gia Otazu đã phát biểu về việc vẫn có khả năng vaccine làm gia tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Hơn nữa giới khoa học cũng sẽ không nắm chắc được điều gì cho đến khi hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Theo Bloomberg
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.