Bilirubin gián tiếp là gì? Quá trình tạo ra bilirubin như thế nào?
Ngày 22/10/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bilirubin hay còn gọi là sắc tố mật, là một chất có màu vàng cam được tạo ra khi các nhân hem bị phá hủy. Hem là thành phần quan trọng của nhiều loại protein, đặc biệt là huyết sắc tố hemoglobin có trong hồng cầu. Vậy bilirubin gián tiếp là gì?
Vàng da là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là vàng da thể tự do hay còn gọi là tăng bilirubin gián tiếp.
Bilirubin gián tiếp là gì? Quá trình tạo ra bilirubin
Bilirubin hay còn gọi là sắc tố mật, chủ yếu được sản xuất từ việc phân hủy các tế bào hồng cầu và một phần nhỏ từ các cytochrome và myoglobin. Các hồng cầu có tuổi thọ khoảng 120 ngày, sau đó sẽ bị phá hủy tại tủy xương, trong máu hoặc tại lách.
Khi các hồng cầu bị vỡ, hemoglobin sẽ được giải phóng. Từ đó, hem sẽ phân hủy thành biliverdin nhờ enzyme oxygenase. Biliverdin sau đó tiếp tục chuyển thành bilirubin nhờ enzyme biliverdin reductase.
Bilirubin trong huyết thanh bao gồm hai dạng là bilirubin gián tiếp (hay bilirubin không liên hợp) và bilirubin trực tiếp (bilirubin liên hợp). Trước khi vào gan, bilirubin tồn tại ở dạng gián tiếp, sau đó sẽ kết hợp với một chất trong gan để chuyển thành bilirubin trực tiếp, dễ hòa tan hơn.
Bilirubin gián tiếp chiếm khoảng 80% tổng lượng bilirubin trong máu. Đây là dạng chất độc, không hòa tan trong nước và không thể lọc qua thận. Do cần phối hợp với một cơ chất khác để tăng tốc độ phản ứng nên được gọi là bilirubin gián tiếp.
Bilirubin trực tiếp chiếm 20% tổng lượng bilirubin trong máu. Đây là dạng không độc, có khả năng liên kết với protein, tan trong nước và có thể được lọc qua thận.
Nguyên nhân gây vàng da do tăng bilirubin không liên hợp
Một số nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh như:
Tăng sản xuất bilirubin
Nguyên nhân phổ biến gây vàng da ở trẻ sơ sinh là tăng sản xuất bilirubin do tan máu (hồng cầu tự phá huỷ):
Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con như hệ Rh hoặc ABO có thể gây tan máu miễn dịch.
Các bệnh lý về hồng cầu như Thalassemia, bệnh màng hồng cầu hoặc thiếu men G6PD dẫn đến sự phá huỷ hồng cầu nhanh chóng và làm tăng bilirubin.
Tan máu mắc phải do một số thuốc như vitamin K liều cao, oxytocin hay thuốc chống sốt rét,...
Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin
Hội chứng Gilbert, hội chứng Crigler-Najjar và các bệnh lý chuyển hóa di truyền như galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin là những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm khả năng chuyển hóa bilirubin ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc mẹ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan của trẻ, dẫn đến tình trạng tăng bilirubin và gây vàng da.
Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột
Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mắc phải các tình trạng như hẹp môn vị, tắc ruột phân su hoặc khi sử dụng các loại thuốc gây liệt ruột.
Phương pháp điều trị ở trẻ sơ sinh khi bị tăng bilirubin
Một số phương pháp phổ biến bao gồm:
Thay máu
Thay máu là liệu pháp được áp dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh có dấu hiệu ngộ độc bilirubin. Tuy nhiên, quá trình này cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể gặp phải như:
Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị phổ biến đối với trẻ sơ sinh bị vàng da. Phương pháp này được áp dụng khi trẻ đạt đủ tháng và cân nặng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện chiếu đèn sẽ phụ thuộc vào chỉ số bilirubin toàn phần và cân nặng của trẻ.
Trong quá trình thực hiện, các yếu tố như thân nhiệt, cân nặng, tình trạng đi tiêu và mức độ vàng da của trẻ cần được theo dõi chặt chẽ. Sau mỗi lần chiếu đèn, cần kiểm tra chỉ số bilirubin để điều chỉnh cường độ và thời gian chiếu sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.
Điều trị hỗ trợ
Điều trị hỗ trợ có thể bao gồm các biện pháp sau:
Kháng sinh được chỉ định khi trẻ bị nhiễm trùng.
Truyền albumin trong trường hợp vàng da nặng hoặc khi nồng độ albumin trong máu giảm dưới 3g/dl.
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch có thể được chỉ định cho trẻ bị vàng da tán huyết miễn dịch hoặc vàng da do bất đồng nhóm máu với mẹ. Globulin miễn dịch giúp ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu, giảm sự phá vỡ tế bào hồng cầu và từ đó hạ mức bilirubin tích tụ trong máu.
Tóm lại, bilirubin gián tiếp là sản phẩm từ quá trình phân hủy hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các vấn đề về gan và bệnh lý liên quan đến hồng cầu. Khi mức bilirubin không liên hợp trong máu tăng cao, nó có thể gây ra các hiện tượng vàng da, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tăng bilirubin không liên hợp sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.