Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Vàng da là tình trạng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Nhiều phụ huynh khi thấy biểu hiện này ở trẻ thường rất lo lắng và không biết nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là gì. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến vàng da ở trẻ mà nhiều người quan tâm.

Thường 60% trẻ sơ sinh đủ tháng có hiện tượng vàng da. Đối với trẻ sơ sinh non tháng thì tỷ lệ này còn cao hơn, lên đến 80%. Vậy nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là gì, có gây nguy hiểm không và phòng ngừa hiện tượng này như thế nào là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và cần có lời giải đáp.

Hiện tượng vàng da ở trẻ là gì?

Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, gây nên tăng bilirubin gián tiếp. Bilirubin là sắc tố trong máu có màu vàng cam. Đây là hiện tượng da, kết mạc trẻ xuất hiện màu vàng do sự tăng cao sản xuất bilirubin trong máu.

Bệnh vàng da ở trẻ có 2 mức độ là vàng da sinh lý (mức độ nhẹ) và vàng da bệnh lý (tiến triển nặng). Trẻ bị vàng da sinh lý thì không cần can thiệp y tế, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để đào thải bilirubin ra ngoài. Đối với vàng da bệnh lý, trẻ cần được thăm khám bác sĩ kịp thời để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như nhiễm độc thần kinh, di chứng não suốt đời, thậm chí là tử vong.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cho thấy hồng cầu bị vỡ Vàng da ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cho thấy hồng cầu bị vỡ

Những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp

Có rất nhiều nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin một cách gián tiếp, bao gồm:

  • Vàng da sinh lý: Trẻ bị vàng da sinh lý thường xuất hiện các dấu hiệu vàng da ở mức độ nhẹ từ ngày thứ 3 sau sinh. Nguyên nhân là do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn, đời sống hồng cầu ngắn do có chứa HbF nên khi vỡ ra gây nên chuyển hóa tăng bilirubin tự do. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây vàng da sinh lý như: 
    • Chức năng gan của trẻ còn kém, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Đồng thời khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa được trưởng thành.
    • Hầu hết các bé sinh non dưới 2kg đều có triệu chứng vàng da sinh lý.
  • Vàng da do sữa mẹ: Trong một vài ngày đầu, mẹ chưa tiết đủ sữa hoặc trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ dẫn đến mất nước, thiếu năng lượng gây vàng da.

  • Vàng da bệnh lý: Các ổ xuất huyết (dưới da, niêm mạc, màng não) sau khi bị phá hủy giải phóng nhiều bilirubin gián tiếp vào huyết tương gây vàng da.

  • Thiểu năng tuyến giáp: 10% trẻ suy giáp bẩm sinh có thể xuất hiện triệu chứng vàng da nhiều và kéo dài.

  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Những trẻ bị hạ đường huyết, hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh,... đều có nguy cơ làm tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột dẫn tới vàng da.

  • Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc các bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, bệnh thiếu men chuyển hóa, bệnh Thalassemia đều có nguy cơ mắc bệnh vàng da.

  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: 

    • Bất đồng hệ Rhesus.
    • Bất đồng hệ ABO.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng huyết từ bào thai là nguyên nhân gián tiếp gây nên vàng da ở trẻ.

Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp

Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp

Sự gia tăng bilirubin trực tiếp trong máu là nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Suy gan: Gan của trẻ không dung nạp được galactose, nhiễm trùng bẩm sinh, bất dung nạp tyrosin, viêm gan virus, xơ gan,...
  • Nguyên nhân trong gan: Gan thiếu alpha 1 antitrypsin, tắc mật trong gan có tính gia định, suy giáp, suy tuyến yên, nhiễm trùng tiểu, tam nhiễm sắc thể 13, 18, 21, xơ nang,...
  • Nguyên nhân ngoài gan: Trẻ mắc hội chứng mật đặc, teo đường mật, nang đường mật,...
Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp

Các biện pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh nhìn qua có vẻ phức tạp và nghiêm trọng, nhưng khi đã biết cách phòng ngừa từ sớm có thể ngăn ngừa các diễn biến, biến chứng của bệnh. Vì vậy để hạn chế mọi rủi ro không đáng có, mẹ nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Làm xét nghiệm nhóm máu trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp xác định (hoặc loại trừ) nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ.
  • Đăng ký sinh tại những cơ sở y tế uy tín để nhận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất trước, trong và sau khi sinh.
  • Cho trẻ bú từ 8 - 12 cữ mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn và đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và không bị mất nước.
  • Trường hợp trẻ không được bú mẹ (do bệnh lý của mẹ) thì trẻ phải được bú sữa công thức mỗi 2 - 3 giờ với khoảng 30 - 60ml sữa.
Phòng tránh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách theo dõi kỹ càng suốt thai kỳ Phòng tránh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách theo dõi kỹ càng suốt thai kỳ

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh về nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh. Khi đã nắm được nguyên nhân gây vàng da sơ sinh sẽ giúp các mẹ tìm cách phòng ngừa cũng như điều trị từ sớm để đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt nhất.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin